Tuy ông Kumar Mishra, Giám đốc điều hành Công ty BrahMos Aerospace, không tiết lộ cụ thể tên các nước mà Ấn Độ đang mong muốn xuất khẩu hệ thống tên lửa BrahMos. Nhưng theo Znews.india.com dẫn các nguồn tin của Bộ Quốc Phòng nước này cho biết, Việt Nam và Indonesia ở Đông Nam Á cùng Venezuela ở Mỹ La Tinh đã bày tỏ mong muốn mua loại tên lửa này.
Biến thể tên lửa BrahMos dành cho chiến đấu cơ Su-30 của Ấn Độ. Ảnh: Arm-technology
Tên lửa BrahMos vốn là sản phẩm hợp tác phát triển giữa Tổ chức Phát triển và Nghiên cứu Quốc phòng (DRDO) và Doanh nghiệp quốc doanh NPO Mashinostroyenia của Nga theo sự điều hành của Công ty BrahMos Aerospace của Ấn Độ. Tên lửa BrahMos được lấy tên ghép từ tên hai dòng sông Brahmaputra và Moskva.
Theo trang brahmos.com, tên lửa BrahMos là loại tên lửa hai kỳ có động cơ chạy bằng nhiên liệu rắn và đạt tới tố độ siêu âm ngay từ kỳ đầu được phóng lên. Đến kỳ hai tên lửa sẽ đạt gần tới tốc độ Mach 3. Tên lửa có thể diệt mục tiêu ở độ cao tối đa 14 km, thông thường là 10 km.
Công nghệ tàng hình cùng hệ thống dẫn đường tiên tiến và tốc độ bay tối đa đạt 290 km trong suốt hành trình tấn công trong một thời gian ngắn, đảm bảo tấn công nhanh các mục tiêu, trên đường bay nó còn có thể đổi hướng 2 lần để tránh sự phát hiện của radar đã đưa tên lửa này xếp vào hàng vũ khí cực kỳ đáng sợ và không có bất kỳ hệ thống vũ khí nào trên thế giới có thể đánh chặn được.
Đáng chú ý, loại tên lửa này được hoạt động theo nguyên lý “Bắn và Quên” (Fire and Forget Principle), cho phép các chuyến bay đều hướng vào mục tiêu. Sức công phá của loại tên lửa BrahMos rất ghê gớm vì nó có mang theo năng lượng động năng cực mạnh khi đánh vào mục tiêu với một đầu đạn nặng từ 200-300 kg.
Hệ thống ống phóng tên lửa BrahMos trên mặt đất. Ảnh: Arm-technology
Trang Brahmos.com tiết lộ, so với những tên lửa cận âm đang có, BrahMos có một loạt điểm mạnh ưu trội hơn nhiều như tốc độ nhanh gấp 3 lần, tầm bay rộng hơn 2,5-3 lần, phạm vi tìm diệt mục tiêu rộng hơn 3-4 lần và năng lượng động năng cao hơn gấp 9 lần.
Tên lửa BrahMos còn được định hướng dẫn đường bằng hệ thống radar chủ động, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của vệ tinh Mỹ và tín hiệu của hệ thống vệ tinh GLONASS của Nga.
Theo Army-technology, BrahMos đã và đang được phát triển với các phiên bản Block I (thử nghiệm thành công năm 2004 và 2007), Block II (thử nghiệm lần đầu vào năm 2009 và lần 2 năm 2010) và Block III (thử nghiệm thành công vào tháng 12.2010). Riêng phiên bản Block I đã có đủ các biến thể để bắn trên đất liền, trên mặt nước, dưới nước và trên không.
Điều đó cho phép loại tên lửa này có thể gắn kèm mọi thiết bị vũ khí từ máy bay, tàu chiến nổi, tàu ngầm đến các thiết bị vũ khí trên đất liền và có thể tiêu diệt hầu như tất cả các mục tiêu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.