Vũ khí mạng do quân đội sản xuất có thể sớm xuất hiện, Interpol cảnh báo
Vũ khí mạng do quân đội sản xuất có thể sớm xuất hiện, Interpol cảnh báo
Huỳnh Dũng
Thứ bảy, ngày 02/07/2022 06:35 AM (GMT+7)
Tổng thư ký Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol, Jurgen Stock cho biết, ông lo ngại vũ khí mạng do nhà nước phát triển sẽ có mặt trên darknet trong “vài năm” tới.
Các công cụ kỹ thuật số được quân đội sử dụng để tiến hành chiến tranh mạng cuối cùng có thể rơi vào tay tội phạm mạng, một quan chức hàng đầu của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol đã cảnh báo trong một tuyên bố.
Cụ thể, Jurgen Stock, tổng thư ký Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol cho biết, ông lo ngại vũ khí mạng do các nhà nước phát triển sẽ xuất hiện trên darknet - một phần ẩn mạng của các trang web không thể truy cập từ công cụ tìm kiếm như Google - trong vài năm tới.
"Đó là mối quan tâm lớn trong thế giới chiến sự hiện đại khi không chỉ có vũ khí được sử dụng trên chiến trường, và ngày mai nó sẽ được sử dụng bởi các nhóm tội phạm có tổ chức trên mặt trận không gian mạng, chiến tranh thông tin", Stock cho biết trong một hội thảo tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, hôm 23/5.
Ông nói thêm: "Điều tương tự cũng áp dụng cho các loại vũ khí kỹ thuật số mà ngày nay có thể được quân đội sử dụng, nó cũng được phát triển bởi quân đội và ngày mai sẽ dành cho tội phạm mạng".
Vốn dĩ trong thực tế, có nhiều dạng tấn công mạng, trong đó ransomware - nơi tin tặc khóa hệ thống máy tính của công ty và yêu cầu trả tiền chuộc để khôi phục quyền kiểm soát - là một chìa khóa. Chủ đề chiến tranh mạng từ lâu đã là mối quan tâm của các chính phủ toàn cầu, nhưng nó đã được chú ý trở lại trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra kể từ ngày 24/2 vừa qua.
Phía Moscow đã bị quy trách nhiệm cho nhiều cuộc tấn công mạng diễn ra trước và trong cuộc xâm lược quân sự vào Ukraine. Tuy nhiên, Điện Kremlin đã liên tục bác bỏ những cáo buộc như vậy. Trong khi đó, Ukraine đã tranh thủ sự giúp đỡ của các tin tặc tình nguyện từ khắp nơi trên thế giới để giúp nước này chống lại sự xâm lược của Nga.
Ông cũng cảnh báo rõ, trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine, phần mềm độc hại được phát triển bởi cả các tổ chức quốc gia-nhà nước và các tổ chức phi nhà nước có nguy cơ nghiêm trọng đối với cơ sở hạ tầng và tổ chức quan trọng trên toàn thế giới. Trong động thái mới nhất, Stock kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tăng cường hợp tác với các chính phủ và cơ quan thực thi pháp luật để đảm bảo việc kiểm soát tội phạm mạng hiệu quả hơn.
Ông nói: "Một mặt, chúng tôi nhận thức được những gì đang diễn ra - mặt khác, chúng tôi cần dữ liệu trong khu vực tư nhân. Chúng tôi cần các báo cáo bị tấn công mạng của bạn. Nếu không có báo cáo của bạn, chúng tôi mù tịt".
Stock nói: "Một số lượng lớn các cuộc tấn công mạng không được báo cáo. Đó là khoảng cách mà chúng ta cần phải thu hẹp lại với nhau, chúng ta cần xây dựng cầu nối giữa các hầm chứa của chúng ta, với các hòn đảo thông tin mạng".
Thực tế, số lượng các cuộc tấn công mạng đã tăng hơn gấp đôi trên toàn cầu vào năm 2021, theo báo cáo Triển vọng An ninh mạng Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Ransomware vẫn là loại tấn công phổ biến nhất, theo báo cáo, với các tổ chức bị nhắm mục tiêu trung bình khoảng 270 lần một năm.
Các sự cố an ninh mạng này cũng đang đặt cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng và chuỗi cung ứng vào nguy cơ rủi ro, các giám đốc điều hành và quan chức chính phủ trong hội đồng cho biết.
Robert Lee, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của công ty an ninh mạng Dragos cũng kêu gọi các doanh nghiệp tập trung vào các kịch bản trong thế giới thực - như từng có cuộc tấn công do nhà nước Nga hậu thuẫn vào lưới điện của Ukraine năm 2015 - thay vì những rủi ro giả định hơn. Ukraine đã chống lại một nỗ lực tương tự nhằm xâm phạm cơ sở hạ tầng năng lượng của mình vào tháng 4 năm nay.
"Vấn đề của chúng tôi là không cần AI 'thế hệ tiếp theo', blockchain hay bất cứ thứ gì khác", Lee nói. "Vấn đề của chúng tôi thường chỉ là triển khai những thứ mà chúng tôi đã đầu tư vào".
Phát biểu thêm tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Tổng thư ký INTERPOL Jürgen Stock còn cho biết, qua báo cáo của ngành tư nhân và đường dây nóng công cộng, ngoài các trao đổi thực thi pháp luật, kết quả đã cho thấy số lượng hình ảnh lạm dụng trẻ em trực tuyến liên tục tăng, với năm 2021 là năm tồi tệ nhất được ghi nhận. Điều này cho thấy, sự phát triển của kết nối Internet có thể chứng kiến số lượng trẻ em bị lạm dụng và bóc lột trực tuyến ngày càng nhiều hơn.
"Mọi hình ảnh, mọi video đều là bằng chứng về tội ác kinh hoàng với nạn nhân thực sự phải gánh chịu suốt phần đời còn lại của họ", Jürgen Stock, Tổng thư ký INTERPOL tuyên bố.
"Khối lượng lớn hình ảnh lạm dụng trẻ em trực tuyến đã áp đảo việc thực thi pháp luật trên toàn thế giới, trừ khi khu vực công và tư nhân làm nhiều hơn nữa để thống nhất nỗ lực cùng chúng tôi".
"Nếu chúng ta muốn giải quyết lạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em trực tuyến một cách hiệu quả hơn, chúng ta hãy đừng lãng phí thời gian để sao chép hoặc chia sẻ video, hình ảnh, bài đăng lạm dụng tràn lan trên mạng xã hội. Bởi tính mạng của trẻ em đang bị đe dọa"- Tổng thư ký kết luận. Ông cũng khẳng định, việc phát trực tiếp các hoạt động bóc lột tình dục trẻ em để đòi tiền chuộc thanh toán cũng đã gia tăng trong những năm gần đây.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.