“Vua” lúa giống ở Tịnh Biên

Thứ năm, ngày 19/01/2012 06:22 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Nông dân Trần Thanh Hùng - ở xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang hiện đang sở hữu hơn 30 tổ hợp lai thuần và sắp thuần.
Bình luận 0

Là con nhà “nòi”, có truyền thống về sản xuất nông nghiệp, sau khi lập gia đình Hùng được cha mẹ cho 3ha ruộng để tự sản xuất. Từ lúa mùa, ông chuyển sang làm lúa Thần Nông. Mỗi năm sản xuất 2 vụ cho năng suất khá cao nên anh rất phấn khởi.

img
Ông Hùng đang trình diễn lai tạo trên cây miến tại Nicaragua (ảnh do nhân vật cung cấp).

Nhờ chí thú làm ăn, chịu khó học hỏi kinh nghiệm và đi đầu trong ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nên mỗi năm anh nông dân trẻ đổ bồ hơn 2.000 giạ lúa. Năm 1999, Nhà nước có chủ trương xã hội hoá công tác giống, ông Hùng đã tham gia lớp tập huấn làm giống lúa xác nhận.

Sau đó, ông tham gia lớp tập huấn về “Kỹ năng chọn tạo và sản xuất lúa giống” do Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Trường Đại học Cần Thơ phối hợp tổ chức tại xã Núi Voi.

“Để vận dụng kiến thức do các nhà khoa học, kỹ sư truyền đạt, từ đó trong đầu tôi liền nảy sinh ra ý định trồng lúa để lai giống. Mỗi tối sau khi từ đồng ruộng về tôi lại lên mạng ngồi thâu đêm suốt sáng để tìm tài liệu, nghiên cứu về cách lai tạo giống” - ông Hùng nói.

Lúc đầu ông cấy mạ, chỉ khoảng vài bụi để chọn ra cây bố mẹ. Ông chọn giống Khaodawmali (cây mẹ) lai với MTL233 (cây cha). Theo ông Hùng, khó nhất là chọn giống, vì nông dân chỉ quan sát bằng mắt thường và cảm tính, thấy cây nào tốt, ưng ý thì chọn chứ đâu có biết thử hay máy móc gì hỗ trợ.

Ông Hùng chia sẻ: “Lai lúa giống cực lắm. Khi cây lúa trổ bông là phải túc trực canh xuyên suốt, chọn bông tốt vừa trổ (còn nguyên phấn) cắt xéo 1/3 vỏ trấu (khoảng 50 hạt) dùng tăm nhọn khử đực (lấy nhụy bên trong hạt lúa ra) rồi gói kỹ vào giấy bạc chờ sáng hôm sau thụ phấn”. Lần đầu thử nghiệm, trong số 50 hạt được thụ phấn chỉ đạt được chừng 10 hạt.

Ông đem gieo 10 hạt vừa lai thì chỉ có vài hạt nảy mầm, sau đó ông tiếp tục đem trồng những hạt lúa mới này. Thành công ban đầu tuy ít ỏi, nhưng đã mở ra cho ông một niềm tin rằng có thể lai tạo giống được. Cứ như vậy, sau mỗi đời lai chọn dòng phân ly, ông ghi chép cẩn thận không để sai sót. Ròng rã suốt 8 vụ lúa ông mới có được giống lúa thuần đặt tên NV1. Tuy nhiên, lúc này ông cũng chưa dám khoe với xóm giềng mà đem gieo sạ thử trên diện tích đất nhà để kiểm tra và so sánh với các giống lúa khác. Sau vụ lúa ông thu hoạch hơn 7 tấn/ha, lại kháng rầy, chịu phèn, nhẹ phân bón ông mới dám trình làng giống lúa mới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem