Vùng cát trắng, gió Lào được mùa vụ đông xuân

Phan Phương Thứ tư, ngày 17/05/2017 09:33 AM (GMT+7)
Những ngày này, bà con nông dân (ND) xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đang phấn khởi thu hoạch vụ đông xuân 2017. Đánh giá sơ bộ của ngành nông nghiệp và bà con ND thì đây là một mùa vụ cho năng suất cao hơn các năm trước.
Bình luận 0

Trăn trở tìm giống lúa thích hợp

Sơn Trạch là xã nằm ở Trung tâm di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, ngoài một bộ phận nhỏ người dân sống bằng các ngành nghề dịch vụ du lịch thì đa số bà con vẫn sống bằng sản xuất nông nghiệp. Ông Nguyễn Công Trứ - Chủ tịch UBND xã cho biết, toàn xã hiện có 431ha đất lúa sản xuất hai vụ. Nhiều năm qua, bà con nông dân ở đây chủ yếu sử dụng các giống lúa cũ như X21, X23, NX30, IR 353… để sản xuất. Tuy nhiên, do đây là những giống lúa đã cũ, có thời gian sinh trưởng dài ngày, hay bị nhiễm các loại sâu bệnh nên cho năng suất thấp.

img

Các đại biểu thăm quan cánh đồng mẫu 20ha tại Quảng Bình.  Ảnh: P.P

Những năm gần đây, khi Sơn Trạch trở thành Trung tâm của di sản Phong Nha - Kẻ Bàng, khách du lịch tìm đến lưu trú địa phương ngày một đông, nhằm tăng năng suất, sản lượng lương thực, tạo ra hạt gạo có chất lượng thơm ngon, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, để cung ứng phục vụ du khách, nên lãnh đạo xã Sơn Trạch luôn trăn trở tìm tòi các giống lúa thích hợp với vùng đất ở đại phương, cho năng suất và chất lượng hạt gạo tốt.

Từ những trăn trở đó, năm 2013 qua tìm hiểu, lãnh đạo UBND xã Sơn Trạch quyết định đưa một vài giống lúa mới trong đó có giống lúa thiên ưu 8 vào trồng thử nghiệm trên cánh đồng của địa phương. Ông Tạ Đình Hùng ở thôn Cù Lạc 2 là người đứng ra trồng thử nghiệm với diện tích 2ha lúa của gia đình, cho biết: Với đặc điểm của ruộng lúa ở Sơn Trạch từ trước đến nay rất khó để tìm được giống lúa nào cho năng suất đạt 50 tạ/ha, do ruộng đồng ở đây ở gần núi đá vôi nên rất cằn cỗi. Ngoài ra do ở gần rừng nên rất dễ phát sinh các loại sâu bệnh hại lúa. Thế nhưng, với việc đưa vào thí điểm giống lúa mới, năm 2013 gia đình ông Hùng đã có một vụ mùa tốt (63 tạ/ha).

Phù hợp với cánh đồng Sơn Trạch

Bà Trần Thị Lan - một trong những nông dân tham gia mô hình cho biết, gia đình bà đưa giống lúa thiên ưu 8 vào gieo cấy từ năm 2014, qua mấy vụ đều cho năng suất ổn, đạt trên 65tạ/ha. Năm 2017, ngoài một số diện tích nằm trong mô hình thực hiện cánh đồng mẫu lớn này, những diện tích còn lại với khoảng 1 mẫu ruộng của gia đình đều gieo cấy giống lúa này và đến nay đều cho năng suất cao, thậm chí có một số diện tích cho năng suất 70 tạ/ha.

Ông Nguyễn Hữu Liễm - Trưởng thôn Cù Lạc 1 cho biết, qua kết quả của mô hình cho thấy giống lúa thiên ưu 8 đang rất “được lòng” người ND địa phương.

Trong khi đó, ông Nguyễn Công Trứ - Chủ tịch UBND xã Sơn Trạch đánh giá: “Qua việc thực hiện mô hình điểm và mô hình cánh đồng mẫu vừa qua cho thấy, giống lúa thiên ưu 8 có có thời gian sinh trưởng ngắn, kiểu cây có chiều cao từ 105 – 110cm, bộ lá thẳng đứng, gọn khóm, đẻ nhánh tập trung, cứng cây, chống đổ tốt, khả năng thích ứng cao với đồng ruộng của xã Sơn Trạch”.

Để phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây lúa, bà con nông dân cần lưu ý: 

- Vệ sinh đồng ruộng, các tàn dư lúa chết, cỏ dại của vụ trước. Gieo cấy ở mật độ vừa phải.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết qua các chương trình dự báo thời tiết, thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh.

- Nếu thấy ruộng bị bệnh mà thời tiết đang phù hợp cho bệnh (trời lạnh, đêm và sáng sớm có nhiều sương mù, trời có mưa xen kẽ, ban ngày âm u, ít nắng...) thì phải ngừng bón đạm, không để ruộng bị khô nước và tiến hành phun thuộc phòng bệnh kịp thời.

- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali. Không bón quá nhiều phân đạm, nhất là kỳ cuối đẻ nhánh, trước và sau trổ (có nơi nông dân còn gọi là bón đòng), đặc biệt bỏ hẳn việc bón đạm để nuôi hạt.

- Cần sử dụng thuốc hóa học đặc hiệu để phun phòng trừ bệnh đạo ôn, phun phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông trước khi lúa trổ 5 – 7 ngày. Phun lần hai sau khi lúa trổ khoảng 10 ngày, những ruộng bị nặng tiếp tục phun lần 3. Dùng bình phun có bec tia nhỏ để phun, lượng nước thuốc phải đủ theo hướng dẫn (lưu ý trước khi phun xem kỹ hướng dẫn trên bao bì thuốc của nhà sản xuất). Sau khi phun thuốc gặp mưa to cần phải phun lại.

Ông Đỗ Bá Vọng - Phó Tổng Giám đốc 
Công ty CP Giống cây trồng Trung ương

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem