Vườn phong lan
-
Dẫn chúng tôi đến khu lan “bạc tỷ”, anh Đinh Vũ Duy (xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) khoe: “Nói thì nhiều người không tin chứ nhiều cây lan đột biến được bán bằng centimet, chỉ có một khúc thân giả hạc đột biến 5 cánh trắng Tiểu Vy mà tôi đã phải bỏ ra 600 triệu đồng để mua về”.
-
Lựa chọn hoa phong lan- “nữ hoàng của các loài hoa” để phát triển kinh tế, đến nay, gia đình anh Nguyễn Đức Thịnh ở thôn Đoàn Thành, xã Triệu Đề (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) đã thành công mô hình trồng hoa phong lan. Anh Thịnh có nhiều loài hoa lan quý, được nhiều người tìm đến thưởng thức và mua, mang lại nguồn thu nhập cao.
-
Trồng hoa phong lan không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn là một nghề mang lại nguồn thu nhập khá cho không ít người thực sự đam mê loài hoa này. Chị Nguyễn Ngọc Công Khanh (ấp Tân Điền, xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) là một trong những người như thế.
-
Nắm bắt nhu cầu chơi hoa của nhiều người tiêu dùng, nhiều nông hộ ở xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) đã chuyển sang trồng hoa, đặc biệt là hoa phong lan rừng với giá trị kinh tế cao.
-
Dưới cái nắng dịu nhẹ của mùa thu, quế hương lan đang tỏa hương thơm ngát. Bên giàn phong lan, đón chúng tôi bằng một nụ cười niềm nở, thầy giáo Phạm Anh Toàn, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa kể về cơ duyên để có được vườn phong lan khiến ai cũng phải trầm trồ.
-
Gom góp, cóp nhặt phong lan từ năm 1995, đến nay anh Đặng Văn Oanh (39 tuổi), thôn Đam Pao, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã có trong tay vườn phong lan rừng trị giá trên 3 tỷ đồng. Anh Đặng Văn Oanh được anh em trong giới chơi lan gần xa ngưỡng mộ và thường xuyên đến giao lưu.