Thời tiết diễn biến phức tạp, thay đổi đột ngột khiến các loại cá đặc sản ở một số địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế chết hàng loạt gây thiệt hại lớn.
Cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, ông Huỳnh Hai ở xã Hải Dương (TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) không còn theo con cháu ra khơi đánh bắt hải sản. Nghề “theo đuôi con cá” thấm vào máu thịt ông từ thời còn thanh xuân nên khi “giã từ”, ông cảm thấy bùi ngùi.
Những năm qua, chi hội nông dân thôn Diên Khánh, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị luôn dẫn đầu trong thực hiện công tác xây dựng tổ chức hội và phong trào nông dân cơ sở vững mạnh toàn diện tại địa phương.
Hằng năm, thôn Đông Dương, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, Quảng Trị đều bầu ra một ban bảo vệ rừng. Ban này làm việc theo hương ước của thôn đã đề ra từ nhiều năm trước đó. Cùng với công tác tuần tra bảo vệ, xử lý khi rừng bị xâm hại theo hương ước, ý thức về bảo vệ môi trường sống của người dân nơi đây cũng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chỉ từ việc lấy quả từ hơn 400 cây cau để ươm thành cây giống bán mà ông Đỗ Thanh Minh, 64 tuổi, ở xóm 7, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu (Nam Định) có nguồn thu nhập hàng năm lên tới hàng trăm triệu đồng.
Một ngư dân ở Thừa Thiên- Huế bắt được con cá lạ có kích thước "khủng". Chuyên gia thủy sản nói đây là cá mặt trăng rất quý hiếm và nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.
Với lồng nuôi cá đóng theo công nghệ tiên tiến của Đan Mạch, mỗi năm mô hình nuôi cá chẽm của ông Phan Hạnh, thôn 2, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế không chỉ chống chọi được với lũ lụt, nước bạc mà còn mang về nguồn tiền lãi hàng trăm triệu đồng.