Xã Hoằng Phụ “thay da đổi thịt” từ NTM

Quang Thanh Thứ năm, ngày 19/12/2019 12:13 PM (GMT+7)
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) UBND xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa xác định lấy việc xây dựng hộ gia đình làm hạt nhân, lựa chọn những tiêu chí dễ, tiêu chí vốn đầu tư ít nhưng phải là toàn dân tham gia để thực hiện trước, tiêu chí khó làm sau. Từ đó, phát triển mô hình hay, cách làm phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM trong toàn xã, góp phần dần nâng cao mọi mặt đời sống của người dân.
Bình luận 0

Phát huy các lợi thế tiềm năng

Là địa phương có xuất phát điểm thấp, khó khăn, thuộc xã bãi ngang thế nhưng, sau 8 năm nỗ lực phấn đấu, xã Hoằng Phụ đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM vào năm 2019, “khoác” lên mình diện mạo mới. Giờ đây, tuyến đường từ trung tâm xã đi các ngõ xóm được đổ bê tông phẳng phiu, hai bên đường có nhiều nhà cao tầng được xây mới.

Từ phong trào xây dựng NTM, để tận dụng những lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, xã Hoằng Phụ xác định nuôi trồng thủy sản là một trong những hướng đi trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy, các cấp ủy, chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền người dân đa dạng hóa đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Hiện xã đã thành lập được 1 HTX chế biến nước mắm Khúc Phụ, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 2 triệu lít nước mắm; mở rộng quy mô nuôi thủy sản lên 270 ha, trong đó có 35 ha nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng cải tạo ao nuôi, đầm nuôi thủy sản; phát triển mạnh ngành nghề truyền thống, nghề chế biến nước mắm.

img

Nhờ NTM mọi mặt đời sống - xã hội của Hoằng Phụ được nâng cao.

Trong sản xuất nông nghiệp, xã chú trọng chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ, cải tạo đồng đất; chuyển đổi đất lúa bị nhiễm mặn sang mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch vùng trồng, giống trồng cũng như cách bảo vệ đồng điền, phòng trừ dịch bệnh; liên kết 4 nhà trong quá trình sản xuất...

Đối với hộ nghèo, cận nghèo xã dùng nguồn dự án sinh kế xã bãi ngang để hỗ trợ phát triển chăn nuôi, trồng trọt; tạo điều kiện để hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn vay, khoa học - kỹ thuật. Chuyển đổi một số cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các loại cây, con có giá trị kinh tế cao; kêu gọi các hộ phát triển các dịch vụ kinh doanh...

Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Nhận thức rõ xây dựng NTM là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xã Hoằng Phụ coi đây là cuộc cách mạng mang tính đột phá, đổi mới và phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực và vào cuộc thực hiện. Chính vì vậy, xã đã chủ động, tạo điều kiện khuyến kích người dân thúc đẩy các ngành nghề sẵn có ở địa phương như phát triển và đưa tiến bộ khoa học vào nuôi trồng thủy sản; mở rộng và đâu tư trang thiết bị vào khác thác thủy sản xa bờ và chú trọng phát triển nghề truyền thống như mước mắm Khúc Phụ… để từ đó khi thu nhập được cải thiện, người dân đã có điều kiện quan tâm, đóng góp kinh phí để xây dựng hạ tầng nông thôn góp phần làm thay đổi diện mạo của địa phương.

Kết quả đạt được

Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên nên những năm qua, xã Hoằng Phụ tập trung lãnh đạo, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Nhờ đó, hệ thống điện, đường, trường, trạm được nâng cấp, xây dựng mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên rõ rệt.

img

Nhãn hiệu nước mắm Khúc Phụ là một sản phẩm lâu đời của Hoằng Phụ, đang được chính quyền và người dân phát triển để nâng cao thương hiệu.

Kết quả, sau 8 năm thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Hoằng Phụ đã có những chuyển biến tích cực. Tổng nguồn kinh phí huy động để xây dựng NTM là hơn 292 tỷ đồng (trong đó nhân dân đóng góp hơn 215 tỷ đồng),  toàn xã có 270 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng từ 1.000 tấn/năm (năm 2010), đến năm 2019, tăng trên 2.000 tấn/năm. Ngành khai thác thủy sản luôn được nhà nước quan tâm, hỗ trợ, vận động nhân dân chuyển đổi nghề trong khai thác, sản lượng bình quân hàng năm đạt trên 1.000 tấn.

Trên địa bàn xã hiện nay gồm: 03 Hợp tác xã, gồm: 1 HTX NN&NTTS, 1 HTX điện năng, 1 HTX chế biến mắm khúc Phụ; có 26 công ty, doanh nghiệp, 305 người đi xuất lao động và 210 hộ chế biến mắm, cá với thu nhập ổn định, đem lại thu nhập ổn định.

Ngoài ra, xã đã huy động kinh phí từ các nguồn hỗ trợ của nhà nước, đầu tư ngân sách, huy động đóng góp của nhân dân, của con em xa quê tập trung kiên cố hoá hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kết quả tính đến năm 2019 xã đã làm nhựa hóa được 7,4 km đường xã, từ trung tâm xã đến đường huyện theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT; đường trục thôn, liên thôn là 7,6 km; đường ngõ xóm là 17,2km  đạt 100%.

Kinh tế có bước phát triển vượt bậc, thu nhập đầu người năm 2018 đạt 43,6 triệu đồng, tăng 27 triệu đồng so với năm 2013. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm từ 2 đến 3%/năm (năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo là 19%, đến năm 2018 giảm còn 4,96%). Văn hóa - xã hội phát triển theo hướng chuẩn hóa và xã hội hóa; cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật như điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng kiên cố; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem