Xả nước từ đập “tí hon”, làm sao giải hạn?

Đình Thắng (thực hiện) Thứ năm, ngày 17/03/2016 09:57 AM (GMT+7)
Dung tích hồ chứa đập Cảnh Hồng (Trung Quốc) chỉ bằng 1/10 hồ chứa đập Thủy điện Hòa Bình (Việt Nam), “năng lực” Cảnh Hồng chỉ có thể xả liên tục trong 30 tiếng là trơ đáy. Trong khi ĐBSCL (Việt Nam) cần xả 134 ngày. Vậy vì sao Việt Nam đề nghị Trung Quốc xả đập Cảnh Hồng?
Bình luận 0

Chiều 16.3, PV NTNN đã trao đổi với ông Trần Quang Hoài – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) về những vấn đề nêu trên.

Thưa ông, vì sao chúng ta lại đề nghị Trung Quốc xả nước ở Thủy điện Cảnh Hồng với dung tích chứa nước khiêm tốn, trong khi họ còn có 6 công trình thủy điện lớn khác trên thượng nguồn sông Mekong?

img

Hạn hán ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ ngày càng khốc liệt. Ảnh minh họa.   Ảnh: I.T

- Chúng tôi đã có những tính toán cụ thể trước khi đề nghị họ. Thủy điện Cảnh Hồng dù dung tích trữ nước không lớn, nhưng đây là công trình gần với chúng ta nhất nên chúng ta đề nghị họ xả nước từ đập Cảnh Hồng. Và quan trọng hơn là họ xả đúng với lưu lượng như mình đề nghị là được.

Phía Trung Quốc đã đồng ý với Việt Nam rằng sẽ xả nước nhưng hiện cả khu vực đều chung cảnh hạn hán như các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, phải trải qua 12 đập nữa, nước từ Cảnh Hồng mới đến được ĐBSCL. Vậy liệu, chúng ta có lo ngại các nước khác “hớt” hết nước không, trong khi mình lại là bên đưa ra đề nghị?

- Hiện nay chúng ta chưa khẳng định chắc chắn các nước khác sẽ lấy nước. Chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi các nước khác xem họ có lấy nước không và sẽ có sự điều chỉnh từ việc trao đổi thường xuyên với các nước Lào, Campuchia, Thái Lan. Tuy nhiên theo tính toán của chúng tôi, với lưu lượng 2.300m3/giây và thời gian xả như vậy thì sẽ giúp vùng ĐBSCL rất lớn trong vấn đề đối phó với hạn hán và đẩy lùi xâm nhập mặn.

Theo tính toán của các chuyên gia, với dung tích trữ nước của Cảnh Hồng, thì chỉ xả được 30 tiếng là cạn nước, tuy nhiên chúng ta lại đề xuất Thủy điện Cảnh Hồng những 134 ngày. Ông lý giải gì về điều này?

- Như tôi đã nói, Thủy điện Cảnh Hồng là công trình gần với Việt Nam nhất, trên đó phía Trung Quốc còn rất nhiều hồ chứa nước khác và họ sẽ điều tiết nước từ các hồ tích nước phía trên xuống đập Cảnh Hồng để làm sao có nước xả đúng như đề nghị của mình. Họ cứ xả nước đúng như mình đề nghị là yên tâm.

Xin cảm ơn ông!

TS Tô Văn Trường-nguyên Viện trưởng Quy hoạch thủy lợi Miền Nam, cho biết, ngay cả khi Trung Quốc đồng ý xả nước xuống hạ lưu thì dọc đường đi qua các nước Thái Lan, Lào và Campuchia, vốn đang hạn hán, sẽ lấy nước bằng hệ thống cống và trạm bơm. Vì vậy chỉ còn lại khoảng 3-4% lượng nước về đến đồng bằng sông Cửu Long.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem