Xây dựng chuỗi giá trị tôm bền vững

Huỳnh Xây Thứ tư, ngày 25/05/2016 14:26 PM (GMT+7)
Theo Hội Nghề cá Việt Nam, xuất khẩu thuỷ sản của nước ta có dấu hiệu giảm trong vài năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2014, đạt khoảng 7,9 tỷ USD nhưng đến năm 2015 chỉ đạt khoảng 6,9 tỷ USD (giảm gần 15%).
Bình luận 0

Cụ thể, năm 2014, đạt khoảng 7,9 tỷ USD nhưng đến năm 2015 chỉ đạt khoảng 6,9 tỷ USD (giảm gần 15%). Đặc biệt, tình trạng sụt giảm trên chủ yếu chỉ ở ngành tôm (năm 2014 xuất khẩu đạt 3,9 tỷ USD nhưng năm 2015 chỉ đạt khoảng  3 tỷ USD).

Nguyên nhân sụt giảm là do các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU… đòi hỏi cao về chất lượng, giá cả biến động lớn, các rào cản thương mại và hệ thống chứng nhận ngày càng dày đặc… Trong khi đó, ngoài chịu tác động của biến đổi khí hậu, thời gian qua, ngành thuỷ sản nước ta còn chịu nhiều thiệt hại do dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, chi phí sản xuất cao. Hơn nữa, công nghệ nuôi và chế biến, bảo quản vẫn còn kém và khó kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

img

 Thu hoạch tôm nuôi ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Huỳnh Xây

Ngoài ra, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp và hộ nuôi nhỏ lẻ đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Đây là một rào cản lớn đối với các đối tượng trên trong việc mở rộng sản xuất và tuân thủ các tiêu chuẩn theo quy định. “Ở Sóc Trăng, trong năm 2015, có đến 71% tổng số hộ nuôi tôm thiếu vốn vay” - TS Nguyễn Văn Giáp - Giám đốc Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam, cho biết.

Một thực tế nữa là thời gian qua, sự liên kết giữa các bên tham gia (chủ yếu là doanh nghiệp và người nuôi) trong chuỗi giá trị tôm còn lỏng lẻo và thiếu hiệu quả, thiếu công bằng và minh bạch. Lý do này đã ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng, khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam trên thị trường thế giới.

Vì vậy, việc xây dựng phát triển chuỗi giá trị tôm là rất cần thiết, giúp giải quyết các khó khăn thách thức trong tổ chức, chiến lược và mối quan hệ quyền lực của các tác nhân khác nhau trong chuỗi… Từ đó, tạo ra những sản phẩm tôm có chất lượng vượt trội với chi phí thấp nhất.

Về xây dựng chuỗi giá trị, theo TS Nguyễn Thanh Tùng - Viện trưởng Viện Kinh tế và quy hoạch thuỷ sản (Bộ NNPTNT), cách làm này sẽ thu hút nhiều bên cùng tham gia như: Doanh nghiệp cung cấp con giống, hướng dẫn kỹ thuật, người nuôi, doanh nghiệp xuất khẩu… Thêm vào đó, cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học… cũng sẽ vào cuộc.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong các bên tham gia vào chuỗi giá trị tôm thì doanh nghiệp là tác nhân quan trọng nhất, bởi họ chi phối đến hoạt động của chuỗi thông qua các cam kết về giá bán và giá thu mua nguyên liệu, giúp đưa sản phẩm tôm vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp này phải hợp tác tự nguyện cùng với người nuôi trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Ngoài ra, để chuỗi giá trị tôm thành công hơn nữa, Nhà nước cần phối hợp, xây dựng chính sách hợp lý, tạo sự gắn kết có lợi và tạo môi trường lành mạnh cho các bên tham gia chuỗi. Đồng thời, khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia, chỗ trợ cho vay vốn…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem