Xây dựng thừa thiên huế thành thành phố trung ương
-
Bắt đầu từ ngày 10/1, tỉnh Thừa Thiên Huế lấy ý kiến người dân về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên Cổng thông tin điện tử tỉnh.
-
Tỉnh Thừa Thiên Huế lấy ý kiến của người dân về phương án thành lập các đơn vị hành chính, tên gọi khi cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tên gọi các đơn vị hành chính cấp huyện.
-
Với phương án này, khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến sẽ có 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện, trong đó thành phố Huế hiện tại sẽ được chia thành 2 quận.
-
Lãnh đạo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế giao nhiệm vụ cho các cán bộ hội hội viên nông dân nhằm phát huy vai trò của Hội Nông dân toàn tỉnh trong việc xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Theo nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 vừa được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2045 Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á.
-
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và sắp xếp, thành phố Huế có diện tích 265,99km2 thay vì diện tích 72km2 như hiện tại, dân số tăng từ 450.000 người lên 652.572 người.
-
Việc mở rộng TP.Huế là nhằm đáp ứng các quy định của pháp luật về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, từng bước cụ thể hóa Nghị quyết của Bộ Chính trị để tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Theo Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu, việc xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị là nhiệm vụ rất khó khăn và nặng nề.
-
Theo lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, cơ quan này sẽ hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng cơ chế đặc thù để tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành các nghị quyết riêng cho tỉnh về nhiều nội dung, trong đó có việc thành lập thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương vào năm 2021.