Xe cứu hỏa có được phép chạy ngược chiều khi đi làm nhiệm vụ?

Nguyễn Đức Thứ hai, ngày 19/03/2018 14:00 PM (GMT+7)
Khi thấy xe cứu hỏa đi làm nhiệm vụ có bật còi hú các phương tiện đang di chuyển trên đường phải nhường đường, ưu tiên cho xe cứu hỏa lưu thông qua.
Bình luận 0

Clip: Xe cứu hỏa đấu đầu xe khách trên cao tốc. Nguồn:  K.O

Chiều 18/3, xe cứu hỏa chạy ngược chiều trên cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ (Hà Nội) đã bất ngờ bị xe khách 45 chỗ chạy hướng ngược lại tông trực diện. Vụ tai nạn khiến 1 chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy tử vong, 7 người bị thương.

Nhiều người cho rằng các loại xe ưu tiên, trong đó có xe cứu hỏa được phép đi ngược chiều, nên trong vụ tai nạn này, lỗi thuộc về xe khách.

img

Luật sư Trần Tuấn Anh

Liên quan đến nội dung này, luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc Cty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2018 quy định, các xe ưu tiên bao gồm: xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp… được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới.

Các xe ưu tiên nêu trên không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Như vậy, theo luật sư Tuấn Anh, chiếu theo quy định trên, xe cứu hỏa (có tín hiệu còi, đèn theo quy định) chạy ngược chiều trên tuyến đường cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.  Luật sư Tuấn Anh cho rằng, điều đáng tiếc là lái xe khách đã không làm chủ được tốc độ, đâm trực diện vào xe cứu hỏa khiến một số người thương vong.

img

Hiện trường xảy ra vụ tai nạn trên cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ.

Luật sư Tuấn Anh cho hay, Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt cũng quy định: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Vì vậy, đối với các xe ưu tiên được phép lưu thông ngược chiều và không bị xử phạt.

Trước đó, vào khoảng 16h30 chiều 18/3, tại Km 192 cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (huyện Thường Tín, Hà Nội). Sau vụ tai nạn, 1 chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy tử vong, 7 người bị thương. Trong đó, 4 cán bộ chiến sỹ bị thương nặng được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai.

Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC số 12 (PCCC số 12), thời điểm xảy ra tai nạn, chiếc xe chữa cháy đang được giao nhiệm vụ đi cứu hộ, cứu nạn một vụ tai nạn trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và phải di chuyển ngược chiều trên cao tốc để kịp đến hiện trường. Tuy nhiên khi xe cứu hỏa đi tới Km 192 thì bất ngờ bị xe khách 45 chỗ chạy hướng ngược lại tông trực diện.

Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2018 quy định: Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

đ) Đoàn xe tang.

Xe quy định tại các điểm a, b, c và d nêu trên khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Clip: Kinh hoàng giây phút ô tô húc bay xe cứu hỏa chạy ngược chiều trên cao tốc

Chiếc xe giường nằm chạy với tốc độ cao đã đâm thẳng vào xe cứu hỏa chạy ngược chiều trên cao tốc Pháp Vân- Cầu...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem