-
Ngày 1.8, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh cùng đồng phạm liên quan đến hành vi gây thất thoát cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) hơn 9.000 tỷ đồng tiếp tục phần thẩm vấn. Trong phần này, Phạm Công Danh đã phản bác nhiều ý kiến mà thuộc cấp của mình tại VNCB đưa ra, đồng thời cho rằng họ chưa dám nói đúng sự thật.
-
Trước HĐXX, nguyên chủ tịch HĐQT VNCB Phạm Công Danh khai rằng không chỉ đạo trực tiếp anh em chuyển 5.490 tỷ đồng sang tài khoản của mình và một số tài khoản khác mà do nhóm cán bộ của ngân hàng tự làm. Phạm Công Danh và thuộc cấp liên quan trong vụ đại án kinh tế thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tại VNCB hầu tòa.
-
Hơn 2 tuần đưa ra xét xử, vụ đại án gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) đang dần lộ ra nhiều tình tiết mới...
-
Không chọn mức giá thẩm định 2.600 tỷ đồng, Phạm Công Danh khẳng định có người hỏi mua 10 lô đất tại TP.Đà Nẵng với giá 250 triệu USD (khoảng 5.500 tỷ đồng).
-
Hàng nghìn tỷ đồng do Phạm Công Danh và đồng phạm rút ra từ Ngân hàng Xây dựng (VNCB) nhưng không thu hồi được, gây thiệt hại cho ngân hàng này đến hơn 9.000 tỷ đồng, đều được giải trình là tiền… “chăm sóc khách hàng”.
-
“Trước thực trạng “cấp cứu đặc biệt” của Ngân hàng Đại Tín thời điểm đó, bị cáo đã tính chuyện không thực hiện tái cơ cấu ngân hàng này, dù đã mất hàng trăm tỷ đồng trước đó…”.
-
Bằng cấp mà Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng - VNCB) gửi Ngân hàng Nhà nước làm hồ sơ để giữ chức HĐQT ngân hàng này được xác định là bằng giả…
-
Diễn biến sức khỏe của Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch VNCB) có chiều hướng xấu đi. Chủ tọa phiên tòa đã có những lời nhắc nhở chuẩn bị tinh thần và hỏi thăm về sức khỏe bị cáo.
-
"Bị cáo thấy hồ sơ vay vốn mà lãnh đạo đưa xuống có liên quan đến Tập đoàn Thiên Thanh về tài sản đảm bảo nên không ký, tuy nhiên bị cáo thấy việc này là… “chống đối lãnh đạo” nên bị cáo xin nghỉ việc".
-
Làm rõ “đường đi” của việc thẩm định hồ sơ cho vay gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) sáng 28.7, các bị cáo nguyên là nhân viên tín dụng của VNCB gây “sốc” khi cho biết chủ yếu thẩm định hồ sơ cho vay qua mạng Internet, không đi thực tế, thậm chí không thẩm định vì… “sếp đã xem qua”.