Y tế TP.HCM nhìn thẳng vào yếu kém - Bài 2: "Chưa bao giờ y tế lại khó khăn như bây giờ"

Bạch Dương Thứ bảy, ngày 03/09/2022 07:00 AM (GMT+7)
Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ, mỗi ngày đều phải ký những lá đơn nghỉ việc đặt trên bàn.
Bình luận 0
Y tế TP.HCM nhìn thẳng vào yếu kém: Bài 2: "Chưa bao giờ y tế lại khó khăn như bây giờ" - Ảnh 1.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng. Ảnh: B.D

Giám đốc ngày nào cũng ký đơn nghỉ việc

"Hiện, ngành y tế gặp khó khăn do biến động về nhân lực. Tôi ngày nào cũng ký giải quyết nghỉ việc, đa số là các bệnh viện công lập chứ không chỉ y tế cơ sở. Y tế cơ sở trước đây cũng có nghỉ nhưng không có biến động lớn.

Tính ra năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, nghỉ trên 2.000 người chủ yếu là bác sĩ và điều dưỡng. Khó nhất là nhân lực điều dưỡng, chưa bao giờ các bệnh viện khó tuyển dụng như bây giờ. Bệnh viện nào cũng than...", PGS Tăng Chí Thượng nêu.

Theo PGS Tăng Chí Thượng, theo yêu cầu một bác sĩ phải có 3 điều dưỡng/1 bác sĩ nhưng hiện tỷ lệ này chưa đạt, chỉ đạt từ 1,5 đến 2 điều dưỡng/1 bác sĩ. Theo PGS Tăng Chí Thượng, không như bác sĩ có thể làm phòng mạch kiếm thêm thu nhập, thu nhập chính của điều dưỡng vẫn là đồng lương.

PGS Tăng Chí Thượng lo lắng việc thiếu hụt điều dưỡng sẽ ảnh hưởng chất lượng chăm sóc trong thời gian tới. Người đứng đầu ngành y tế của TP đề xuất cần có chính sách giữ chân lực lượng lao động lớn nhất của ngành y tế.

Báo cáo về tình hình biến động nhân viên y tế công lập, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, có 891 viên chức nghỉ việc. Số người làm việc năm 2021 là 42.914 người. Số người làm việc 6 tháng đầu năm 2022 là 42.608 người, bao gồm hơn 8.800 bác sĩ, hơn 1.100 y sĩ, hơn 16.100 điều dưỡng và hộ sinh, hơn 2.800 kỹ thuật viên, hơn 2.700 dược sĩ và hơn 10.8000 người thuộc các chức danh khác.

Cần thay đổi chính sách

Theo TS Vĩnh Châu, tuy tổng số người làm việc giảm không nhiều so với năm 2021 (306 người), nhưng gây khó khăn không nhỏ cho các cơ sở y tế công lập vì hầu hết người nghỉ việc là người có thâm niên, kinh nghiệm, còn người mới được tuyển dụng là nhân viên mới cần có thời gian để thực hành, tập sự.

Y tế TP.HCM nhìn thẳng vào yếu kém: Bài 2: "Chưa bao giờ y tế lại khó khăn như bây giờ" - Ảnh 2.

Ngày càng nhiều nhân viên y tế nghỉ việc do áp lực. Ảnh: BVCC

Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng chia sẻ: Cách đây không lây, Sở Y tế gặp gỡ gặp một số trưởng khoa ở một bệnh viện. Đây là bệnh viện lớn hạng 1 của thành phố mà thu nhập hàng tháng tăng thêm là 0 đồng. 

"Các trưởng khoa gắn bó lâu rồi không nỡ bỏ, họ trao đổi với tôi và khóc. Rất nhiều vấn đề cần thay đổi chính sách", ông Thượng trăn trở. Vì khi có dịch Covid-19, bệnh viện chuyển đổi công năng thành bệnh viện chuyên điều trị Covid-19. Khi hết dịch, thành phố không chi ngân sách tiếp nữa, nhân viên không có tiền, nợ công bệnh viện tăng dần.

"Nguồn thu từ bệnh nhân chưa nhiều, chi trả từ BHYT cũng chưa hết, tổng hợp nhiều cái cộng lại, ngành y tế chưa bao giờ khó khăn như bây giờ", ông Thượng bộc bạch.

Bài 3: Y tế thành phố bị "bắt giò" sau khi mua sắm cấp bách trong đại dịch

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem