10 người phụ nữ quyền lực nhất giới nghệ thuật

Thứ bảy, ngày 07/02/2015 11:00 AM (GMT+7)
Không chỉ xinh đẹp, giàu có, những người phụ nữ này còn nắm giữ quyền lực quan trọng trong hoạt động của giới văn hóa nghệ thuật ở Anh.
Bình luận 0
img

Người phụ nữ đầu tiên được xếp vào danh sách 10 người phụ nữ quyền lực nhất trong giới nghệ thuật là Iwona Blazwick, là nhà phê bình, người phụ trách và giám đốc của Phòng triển lãm Nghệ thuật Whitechapel ở London, Anh. Cô Iwona được đánh giá là một giám đốc đầy tài năng, có tài tổ chức.

img

Jude Kelly, giám đốc nghệ thuật của Southbank, là một trong những trung tâm nghệ thuật lớn nhất trên thế giới và nằm ở trung tâm văn hóa sôi động nhất của London, Anh. Cô từng là người dẫn dắt nhóm văn hóa trong Thế Vận Hội 2012 được tổ chức tại London, và chỉ đạo nhiều sân khấu nghệ thuật rất thành công
img

Tessa Ross, giám đốc điều hành nhà hát quốc gia Royal National Theatre ở London, Anh. Cô là người chịu trách nhiệm sản xuất các bộ phim biểu tượng của Anh như “Billy Elliot”, “The Last King of Scotland”, “Slumdog Millionaire” và “The Iron Lady”. Cô cũng là ủy viên hội đồng quản trị Trường Điện ảnh - Truyền hình Quốc gia và nhận được giải thưởng BAFTA (giải thưởng điện ảnh, truyền hình danh giá nhất của nước Anh, được so sánh với giải Oscar của Mỹ) cho đóng góp xuất sắc vào lĩnh vực phim ảnh của Anh năm 2013.

img

Tamara Rojo, giám đốc nghệ thuật và vũ công của Đoàn Ballet Quốc gia Anh (English National Ballet). Nữ nghệ sĩ ballet này đạt được thành công lớn và trở nên nổi tiếng sau khi biên đạo múa, làm hồi sinh nhiều tiết mục múa đương đại nổi tiếng.

img

Kanya King, người sáng lập ra lễ trao giả Mobo (là viết tắt của từ “Music of Black Origin”, là giải thưởng tôn vinh nền âm nhạc có nguồn gốc từ người da đen). Lễ trao giải MOBO được King sáng lập vào năm 1996 với mục đích đưa âm nhạc và văn hóa của người da đen hội nhập với nghệ thuật. Đây cũng là nền tảng cho sự thành công của nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như Craig David và Amy Winehouse.
img

Penelope Curtis, giám đốc bảo tàng nghệ thuật Tate Britain ở Anh. Tuy năm 2014 không phải là một năm thành công của giám đốc Tate Britain, nhưng cô chắc chắn nắm giữ vị trí lãnh đạo có sức ảnh hưởng cao ở bảo tàng. Cô được bổ nhiệm vào năm 2010, giám sát việc tái phát triển nhiều bộ sưu tập nghệ thuật có tiếng của Anh.

img

Đứng thứ 7 trong danh sách là cô Amanda Berry, giám đốc điều hành Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh quốc (BAFTA). Nữ giám đốc điều hành của BAFTA được công nhận là một trong những người có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ. Cô là người giám sát 9 lễ trao giải BAFTA, nhiều chương trình học tập từ thiện, cùng hơn 200 sự kiện mỗi năm.

img

Amanda Sharp, người đồng sáng lập Hội chợ nghệ thuật Frieze Art Fair (sự kiện nghệ thuật quan trọng nhất của Vương quốc Anh). Cô có đóng góp lớn trong việc đưa nghệ thuật của London lên vị thế toàn cầu. Hội chợ nghệ thuật này thu hút được đông đảo người xem trên thế giới
img

Vicky Featherstone, đạo diễn của nhà hát Royal Court nổi tiếng ở Anh. Trước khi đóng vai trò là nữ đạo diễn đầu tiên của nhà hát Royal Court, cô Featherstone là giám đốc nghệ thuật của Nhà hát Quốc gia Scotland và là giám đốc điều hành phân phối phim của BBC.

img

Emily Eavis, một thành viên trong ban tổ chức và là con gái của nhà sáng lập lễ hội âm nhạc Glastonbury. Cô đóng vai trò quan trọng trong ban tổ chức lễ hội âm nhạc và nghệ thuật lớn nhất nước Anh kể từ năm 2000.

Minh Khánh (theo Telegraph)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem