10 sự kiện khoa học công nghệ Việt Nam 2011

Thứ hai, ngày 26/12/2011 13:06 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ (KHCN) - Hội Nhà báo Việt Nam vừa công bố kết quả cuộc bình chọn 10 sự kiện khoa học công nghệ tiêu biểu trong năm 2011.
Bình luận 0

1. Đề án “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ” đã được nghiệm thu cấp Nhà nước, nhằm làm rõ và khẳng định cơ sở pháp lý chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ở vùng đất Nam Bộ phù hợp với thông lệ quốc tế...

2. Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, được cấp từ ngân sách Nhà nước về hoạt động KHCN.

3. Dự án thiết kế và chế tạo chíp, thẻ và đầu đọc RFID với kinh phí 145,7 tỷ đồng. Đây là dự án KHCN được dành kinh phí lớn nhất để thiết kế và chế tạo chíp xử lý 32 bit theo công nghệ RFID (Radio Frequency Identification - nhận dạng bằng sóng radio) UHF thành sản phẩm hàng hoá để ứng dụng trong các lĩnh vực có liên quan đến thông tin cá nhân như: Chứng minh nhân dân điện tử, thẻ ra vào, kiểm soát chất lượng hàng hoá...

4. Giáo sư Hoàng Tụy được tặng Giải thưởng Toán học “Constantin Caratheodory Prize”. Giải thưởng này được đặt theo tên nhà toán học lừng danh người Hy Lạp Constantin Caratheodory (1873-1950), để vinh danh những cống hiến xuất sắc đã được thử thách qua thời gian.

img
Giáo sư Hoàng Tụy

5. Khởi động lại thành công Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, bởi chính các nhà khoa học lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Việt Nam. Lò phản ứng sẽ được duy trì bằng toàn bộ các bó nhiên liệu độ giàu thấp chứa hàm lượng U-235 dưới 20%.

img
Điều hành lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.

6. Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức và chủ trì thành công Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN lần thứ 14 (AMMST- 14) và Hội nghị Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN lần thứ 62 (COST- 62) tại TP.HCM.

7. Giàn khoan tự nâng 90m nước (ảnh) có trọng lượng 12.000 tấn, chân dài 145m, chiều sâu khoan đến 6,1km (ảnh) đã được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hạ thủy tại Khu cảng Dầu khí Vũng Tàu. Đây là công trình cơ khí trọng điểm quốc gia lần đầu tiên được thiết kế chi tiết và lắp dựng tại VN.

img
 

8. 6 máy soi cắt lớp điện toán trong công nghiệp của Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) được Cơ quan Nguyên tử quốc tế (IAEA) đặt mua để chuyển tới Thái Lan, Philippines, Pakistan, Myanmar, Indonesia, Sri Lanka.

9. Trung tâm Sản xuất điện tử Viettel đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông hiện đại nhất Đông Nam Á với tổng giá trị đầu tư hơn 200 tỷ đồng, công suất thiết kế đạt tới 5 triệu USB 3G/năm hoặc 3 triệu máy điện thoại di động/năm.

10. Bệnh viện 103 phẫu thuật nội soi thành công cắt khối tá-tụy. Đây là kỹ thuật đỉnh cao trong các phẫu thuật ổ bụng và mở ra khả năng ứng dụng rộng rãi của phương pháp trên kể cả đối với những trường hợp bệnh lý phức tạp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem