Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, HOSE: POW) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2021 ghi nhận doanh thu thuần 15.624 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ, lãi ròng 1.430 tỷ đồng, tăng nhẹ 5%. Qua đó, vượt gần 10% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2021.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính PV Power tăng 62% lên 471 tỷ đồng nhờ thoái toàn bộ số vốn tại Công ty Cổ phần Máy - Thiết bị Dầu khí (thu về 306 tỷ đồng). Trong khi đó, cổ tức và lợi nhuận được chia giảm mạnh từ 65 tỷ đồng xuống còn 4 tỳ đồng.
Theo ghi nhận, tính đến ngày 30/6/2021, PV Power có 413 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, giảm 32% so với cùng kỳ và trích gần 30 tỷ đồng dự phòng cho các khoản đầu tư góp vốn.
Bên cạnh đó, chi phí lãi vay cũng giảm 41% về ngưỡng 269 tỷ đồng. Đáng chú ý, các khoản nợ vay của PV Power giảm không đáng kế ( ở mức 11.824 tỷ so với 12.409 tỷ đồng hồi đầu năm) cho thấy doanh nghiệp đã nhận được các chính sách giãn nợ, giảm lãi của các ngân hàng.
Tuy nhiên, phần chi phí khắc phục sự cố rotor máy phát (phần phản ánh chênh lệch giữa chi phí phát sinh để khắc phục sự cố trục Rotor máy phát tổ máy số 01 của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và số tiền bồi thưởng bảo hiểm Tổng Công ty nhận được tương ứng trong kỳ) gần 134 tỷ đồng đã bào mòn hết lãi trước thuế của PV Power.
Kết quả, kết thúc 6 tháng đầu năm, lãi trước thuế POW 1.628 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước cũng đã chỉ ra hàng loạt vấn đề về việc quản lý sử dụng vốn, tài sản tại PV Power và bị đánh giá là "đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp". Điều này được thể hiện qua việc cổ tức, lợi nhuận được chia năm 2019 đạt 0,2% tổng vốn đầu tư.
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cung đã chỉ ra, hoạt động liên kết, đầu tư dài hạn khác tại Công ty mẹ - PV Power bị thua lỗ, mất vốn.
Cụ thể, 3 khoản đầu tư dài hạn khác (Công ty CP Phát triển đô thị Dầu khí - PXC, Công ty CP Thủy điện Sơn Trà Sông Đà, Công ty CP Năng lượng Châu Á Thái Bình Dương) mất vốn phải trích lập dự phòng 20,24 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2021, Công ty CP Phát triển đô thị Dầu khí đã khiến PV Power trích 18,2 tỷ đồng để dự phòng cho 100% giá trị khoản đầu tư góp vốn của PV Power vào công ty. Còn tại Công ty CP Thủy điện Sơn Trà Sông Đà, Công ty CP Năng lượng Châu Á Thái Bình Dương, số trích lập dự phòng lần lượt là 1,2 tỷ đồng và 550 triệu đồng.
Đây là 3 công ty thua lỗ triền miên. Thê thảm nhất là PXC. Báo cáo tài chính mới nhất được PXC công bố công khai là quý 3/2019. 9 tháng đầu năm 2019, công ty lỗ thêm 8 tỷ đồng khiến lỗ luỹ kế đạt tới 486 tỷ đồng. Với vốn góp chủ sở hữu là 281 tỷ đồng, PXC đã âm vốn chủ sở hữu 191 tỷ đồng.
Trước đó, trong giai đoạn 2015-2018, PXC thua lỗ 3,2 tỷ đồng, 17,5 tỷ đồng, 72,7 tỷ đồng, 81,7 tỷ đồng.
Hiện tại, cổ phiếu PXC đang giao dịch trên UpCOM. Đóng cửa phiên 1/8, PXC dừng ở mức 400 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 96% so với mệnh giá. Điều đó có nghĩa khi mua vào PXC ở mệnh giá, nhà đầu tư đã thua lỗ tới 96%.
Báo cáo tổng hợp Kết quả kiểm toán năm 2020 được thực hiện dựa trên kiểm toán số liệu năm 2019. Có thể thấy, năm 2019, PV Power bị Kiểm toán Nhà nước đánh giá là "đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp". Thế nhưng, cũng chính trong năm đó, có tới 9 lãnh đạo PV Power nhận lương trên 1 tỷ đồng.
Trong Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hồ Công Kỳ nhận 1,3 tỷ đồng. Các thành viên còn lại nhận thù lao trên 1 tỷ đồng là ông Phạm Xuân Trường (1,18 tỷ đồng), ông Nguyễn Hữu Quý (1,17 tỷ đồng).
Trong Ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng, Tổng giám đốc Lê Như Linh nhận 1,02 tỷ đồng). Danh sách còn kéo dài bao gồm bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (1,19 tỷ đồng), ông Nguyễn Duy Giang (1,17 tỷ đồng), ông Nguyễn Mạnh Tưởng (1,18 tỷ đồng), ông Phan Đại Thành (1,21 tỷ đồng), ông Nguyễn Minh Đạo (1,18 tỷ đồng).
Ban Kiểm soát có 4 lãnh đạo được trả trên 1 tỷ đồng. Đó là Trưởng Ban Kiểm soát Vũ Quốc Hải (1,18 tỷ đồng), bà Vũ Thị Ngọc Dung (1,07 tỷ đồng), bà Hà Thị Minh Nguyệt (1,08 tỷ đồng) và bà Lý Thị Thu Hương (1,05 tỷ đồng).
Như vậy, trong năm 2019, PV Power có 13 sếp nhận hơn 1 tỷ đồng. Bước sang năm 2020, con số này tăng lên 14 người. Trong đó, thù lao của Chủ tịch giảm nhẹ xuống 1,23 tỷ đồng còn thù lao Tổng giám đốc tăng gần 20% lên 1,21 tỷ đồng.
Điều đáng nói, thu nhập dàn lãnh đạo PV Power có bước nhảy vọt trong 2 năm gần đây. Trước đó, con số này thấp hơn rất nhiều.
Cụ thể, theo Báo cáo Chế độ, Tiền lương, Tiền thưởng của doanh nghiệp năm 2017 và kế hoạch năm 2018 của PV Power thì trong năm 2017, mức lương bình quân của người quản lý là 57,3 triệu đồng/người/tháng, tương đương 688 triệu đồng/người/năm, thấp hơn so với kế hoạch đề ra trước đó. Mức thu nhập bình quân là 67,6 triệu đồng/người/tháng, tương đương 810 triệu đồng/người/năm.
Theo kế hoạch, năm 2018, mức thu nhập của lãnh đạo duy trì ở mức 67,6 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2020, Kiểm toán nhà nước đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2019 của 160 doanh nghiệp thuộc 17 Tập đoàn và Tổng công ty.
Kết quả kiểm toán cho thấy 17/17 đơn vị được kiểm toán sản xuất kinh doanh có lãi, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tại một số đơn vị đạt tương đối cao. Trong đó, nổi bật là Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) với Lợi nhuận sau thuế năm 2019 là 2.932,35 tỷ đồng và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tại một số đơn vị đạt tương đối cao khi đạt 9,91%.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.