Đường ray tàu hỏa Maeklong, Thái Lan: Đường ray trông giống như một khu chợ đông đúc ở châu Á, nhưng khung cảnh thay đổi khi bạn thấy đoàn tàu di chuyển qua khu chợ vài lần mỗi ngày.
Mỗi khi tàu di chuyển qua, nó tạo nên một khung cảnh hỗn loạn khi tất cả các cửa hàng được dọn khỏi đường ray. Mọi thứ sẽ trở lại như cũ ngay sau khi đoàn tàu đi qua. Đây là một trong những đoàn tàu chậm nhất ở Thái Lan, với vận tốc 30 km/giờ.
Sân bay quốc tế Princess Juliana: Máy bay chở khách thường cần đường băng ngắn nhất 2,5 km để hạ cánh an toàn, nhưng đường băng tại sân bay này chỉ dài 2,3 km. Một số máy bay lớn nhất thế giới A340 và Boeing 747 hạ cánh tại đây và chúng phải bay qua bãi biển và hàng rào để đáp xuống đường băng.
Đường ray tử thần, Thái Lan: Đường ray này nằm tại tỉnh Kanchanaburi ở Thái Lan, giáp biên giới với Myanmar.
Công trình được gọi là đường ray Tử thần vì 90.000 dân thường và 12.000 tù binh đã tử vong khi xây dựng cầu cho tuyến đường ray chạy qua rừng sâu và vách núi dựng đứng.
Sân bay Gisborne, New Zealand: Nằm trên bờ biển phía đông của đảo Bắc ở New Zealand, sân bay Gisborne có một đường ray tàu hỏa chạy ngang qua đường băng. Bởi vậy các nhà chức trách quản lý sân bay và tuyến đường ray thường xuyên phải phối hợp với nhau để tránh xảy ra tai nạn.
Đường hầm Guoliang, Trung Quốc: Nằm ở thành phố Tân Hương thuộc tỉnh Hà Nam của Trung Quốc, đường hầm này được xây dựng bởi 13 người dân vào những năm 1970 và trở thành một trong những con đường nguy hiểm nhất thế giới.
Sân bay Saba, Hà Lan: Được coi là một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới, Saba nằm trên đảo Sint Maarten ở Hà Lan. Sân bay bay này có đường băng thương mại ngắn nhất thế giới, với chiều dài chỉ 400 m. Điều này khiến một sai sót nhỏ của các phi công cũng có thể gây ra tình huống nguy hiểm hay chết người.
Đường ray Tren a las Nubes, Argentina: Đường ray tàu hỏa kết nối miền tây bắc Argentina với biên giới Chile qua dãy núi hiểm trở Andes.
Tuyến đường ray Tren a las Nubes nằm ở độ cao cách mặt nước biển 4.220 m và là đường ray cao thứ 5 trên thế giới.
Đường ray Chennai-Rameshwaram, Ấn Độ: Tuyết đường ray này kết nối đảo Rameshwaram với thành phố Chennai. Cây cầu 103 năm tuổi và dài 2.065 m trên đường ray này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Trong khi ngồi trên tàu di chuyển qua cây cầu, hành khách sẽ không nhìn thấy gì ngoài nước ở 2 bên. Nó giống như đoàn toàn đi xuyên biển.
Đường Kabul-Jalalabad, Afghanistan: Con đường này dẫn tới vùng lãnh thổ do nhóm phiến quân Taliban chiếm đóng, với hai bên là núi và hầu như không có dân cư sinh sống. Phiến quân Hồi giáo không phải là mối đe dọa duy nhất, mà các tài xế phải đối mặt với nguy hiểm khác như vực sâu và gió mạnh trên núi.
Đường ray tàu hỏa, Bangladesh: Cảnh tượng những đoàn tàu đông đúc với hành khách ngồi trên nóc rất phổ biển ở Bangladesh, một trong những quốc gia có mặt độ dân cư đông nhất thế giới.
Nam Cực: Khu vực lạnh nhất của Trái đất không có đường băng tiêu chuẩn cho máy bay hạ cánh. Việc hạ cánh trên mặt băng gặp rất nhiều rủi ro, vì trọng lượng của máy bay có thể khiến băng nứt vỡ và máy bay sẽ bị mắc kẹt tại đó.
Đường James W. Dalton, Mỹ: Con đường dài 666km nối Fairbanks và Deadhorse là một trong những tuyến đường thách thức nhất trên thế giới. Chỉ có khoảng 1.000 cư dân và 3 trạm xăng dọc con đường này, trong khi thời tiết khắc nghiệt và đường phủ tuyết là thách thức lớn đối với các tài xế.
Cầu sông Vitim, Siberia: Cây cầu bằng gỗ rộng 1,8 m chỉ vừa cho một phương tiện tiêu chuẩn và không có lan can bảo vệ hai bên. Ngoài ra, cây cầu thường xuyên bị băng tuyết bao phủ do nhiệt độ thấp ở vùng Siberia.
Tuyến tàu hỏa Mumbai Local, Ấn Độ: Đây là tuyến tàu hỏa lớn nhất và đông đúc nhất thế giới. Hệ thống đường ray ở thành phố Mumbai phục vụ mỗi ngày hơn 7,6 triệu hành khách.
Tuyến đường Zoji La Pass, Ấn Độ: Đây là tuyến đường sinh tồn của người dân ở Ladakh, vì nó kết nối họ với thế giới bên ngoài.
Tuyến đường núi dài 9 km nối Kashmir với Ladakh, được xây dựng trên sườn núi ở độ cao 3.528 m và không có lan can bao vệ ở phía vực sâu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.