2 quận có ít phường nhất Hà Nội sau khi sắp xếp đơn vị hành chính là quận nào?

Việt Sáng Thứ sáu, ngày 07/06/2024 07:15 AM (GMT+7)
Vừa qua UBND TP.Hà Nội đã thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025, trong đó có tên gọi 52 phường, xã mới sau sáp nhập. Quận Tây Hồ và quận Cầu Giấy là hai quận ít phường nhất Hà Nội. Mỗi quận có 8 phường.
Bình luận 0

Cụ thể, trong số 16 phường mới, có 14 phường sử dụng lại tên cũ của một trong các phường bị sáp nhập, chỉ có hai phường ghép tên cũ thành mới là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phương Liên - Trung Tự.

Quận Cầu Giấy chỉ thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính và dân số tại một số phường để phù hợp quy định diện tích và dân số nhưng vẫn giữ nguyên số lượng và tên gọi các phường. Cụ thể, điều chỉnh một phần Yên Hòa, Dịch Vọng vào phường Quan Hoa; một phần Nghĩa Đô, Dịch Vọng và Dịch Vọng Hậu vào phường Nghĩa Tân.

Trong số 36 xã mới ở các huyện, có 11 xã sử dụng lại tên gọi cũ của một trong các xã sáp nhập; 20 xã được đặt tên theo cách ghép tên cũ các xã sáp nhập; ba xã có tên mới hoàn toàn là Thiên Đức, Hưng Đạo, Lam Sơn.

2 quận có ít phường nhất Hà Nội sau khi sắp xếp đơn vị hành chính là quận nào?- Ảnh 2.

Vừa qua UBND TP.Hà Nội đã thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025, trong đó có tên gọi 52 phường, xã mới sau sáp nhập.

2 quận ít phường nhất Hà Nội

TP Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Quận ít phường nhất Hà Nội là quận nào?

Đơn vị hành chính cấp quận tại Hà Nội gồm 12 quận là Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây Hồ.

Cấp huyện gồm 17 huyện là Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa. Cùng 1 Thị xã là Sơn Tây.

quan-ít-phuong-nhat-ha-noi.jpg

Quận Tây Hồ và quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) là hai quận ít phường nhất Hà Nội.

Trong 30 đơn vị hành chính, Cầu Giấy và Tây Hồ là hai quận ít phường nhất Hà Nội.

Theo đó, quận Tây Hồ có 8 phường gồm: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La và Phú Thượng.

Quận Cầu Giấy cũng có 8 phường gồm: Nghĩa Đô, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Trung Hòa, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Yên Hòa.

Tây Hồ - quận ít phường nhất Hà Nội có gì?

Về vị trí địa lý: Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Diện tích 24 km2.

Theo Cổng TTĐT quận Tây Hồ, quận này phía Đông giáp quận Long Biên, phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm và quận Cầu Giấy, phía Nam giáp quận Ba Đình, phía Bắc giáp huyện Đông Anh.

Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam. Dân số của quận đến năm 2020 khoảng 165.715 người. Mật độ dân số khoảng 6904 người/km2.

quan-ít-phuong-nhat-ha-noi1.jpg

Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam. Dân số của quận đến năm 2020 khoảng 165.715 người. Mật độ dân số khoảng 6904 người/km2.

Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nằm trọn trong địa giới Quận, là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước. Khu vực xung quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ công truyền thống. Với các công trình di tích lịch sử có giá trị, tập trung xung quanh Hồ Tây, tạo cho Tây Hồ trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô.

quan-it-phuong-nhat-ha-noi.jpg

Theo số liệu từ UBND quận Tây Hồ, năm 2021, quận Tây Hồ đã hoàn thành 20/21 chỉ tiêu thành phố giao; thu ngân sách nhà nước đạt 4.155 tỷ đồng, đạt 150% dự toán.

Cầu Giấy - quận ít phường nhất Hà Nội có gì?

Về vị trí địa lý: Theo Cổng TTĐT quận Cầu Giấy, quận này được thành lập theo Nghị định số 74-CP ngày 22/11/1996 của Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/9/1997.

Quân Cầu Giấy phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Tây giáp hai quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp quận Thanh Xuân và phía Bắc giáp quận Tây Hồ.

Khi mới thành lập Quận Cầu Giấy có 7 đơn vị hành chính bao gồm toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm; diện tích đất tự nhiên của Quận là 1.210,07ha, với 82.900 người.

quan-ít-phuong-nhat-ha-noi2.jpg

Theo Cổng TTĐT quận Cầu Giấy, quận này được thành lập theo Nghị định số 74-CP ngày 22/11/1996 của Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/9/1997.

Ngày 5/1/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, phường Dịch Vọng Hậu được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính và dân số của hai phường Quan Hoa và Dịch Vọng, từ ngày 1/4/2005, phường Dịch Vọng Hậu chính thức đi vào hoạt động. Từ đó đến nay quận có 8 phường.

Tính đến tháng 1/2018 dân số của quận là 269.637 người.

Về lịch sử hình thành: Từ xa xưa, Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà Nguyễn cải cách hành chính, chia nước ta thành 29 tỉnh, kinh thành Thăng Long trở thành cấp tỉnh, Cầu Giấy thuộc Phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội; cuối năm 1889, thuộc tổng An Hạ, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Nội. Năm 1915, huyện Hoàn Long của Hà Nội sáp nhập vào tỉnh Hà Đông; Năm 1918, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Đầu năm 1943, Cầu Giấy lại tách khỏi tỉnh Hà Đông và thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội (Đại lý Hoàn Long).

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng chia lại đơn vị hành chính và qua nhiều lần đổi tên. Tháng 5/1946, Cầu Giấy thuộc khu Đại La, ngoại thành Hà Nội; năm 1947 thuộc quận IV, sau đó là huyện Trấn Tây; từ năm 1949 đến năm 1954 thuộc quận ngoại thành. Sau ngày Thủ đô được giải phóng, từ năm 1956 thuộc quận VI. Năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, bỏ các quận lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại, gồm đất quận V và quận VI. Nằm trong hệ thống làng cổ của huyện Từ Liêm, trên đất Cầu Giấy có thể phân ra thành mấy vùng dân cư cổ: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô); vùng Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); vùng Giàn Kính Chủ (Trung Hòa).

Về văn hóa: Quận Cầu Giấy là vùng đất cổ, từ xa xưa đã giữ một vị trí chiến lược quan trọng phía Tây kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Nơi đây, đã tập trung nhiều làng nghề truyền thống như Làng Nghề (Nghĩa Đô) có nghề làm giấy Sắc; Làng Thượng Yên Quyết, Yên Hòa cũng có nghề làm giấy; Làng Vòng – Dịch Vọng có nghề làm cốm từ rất lâu đời, sản xuất kẹo mạch nha có ở An Phú Nghĩa Đô, làng Giàn Trung Hòa có nghề làm tăm hương.

quan-it-phuong-nhat-ha-noi3.jpg

Chùa Hà tại Cầu Giấy được nhiều người đến thắp hương.

Trên đia bàn Quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng. Tại Nghĩa Đô có đền thờ Tướng quân Trần Công Tích và miếu thờ hai chị em họ Lê có công giúp vua Lê Đại Hành phá quân Tống (Năm 981). Chùa Dụ Ân ở Bái Ân (Nghĩa Đô) là nơi tu hành và dạy học của vị tông thất nhà Lý là Lý Công Ẩn (tiêu biểu nhất trong số các học trò của cụ là Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt). Ở Dịch Vọng Tiền (nay là phường Quan Hoa) có chùa Hoa Lăng thờ mẹ của thiền sư Từ Đạo Hạnh, người đã có công dạy dỗ, nuôi dưỡng vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn). Ở phường Dịch Vọng có Chùa Hà là di tích lịch sử văn hóa - cách mạng; phường Quan Hoa có di tích cách mạng gia đình cụ Hai Nhã, gia đình cụ Tạ Đình Tán ở Dịch Vọng là cơ sở đầu tiên của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Hà Nội.....

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem