2014 - Năm “ác mộng” của hàng không Malaysia và châu Á

Đông Phong (tổng hợp) Thứ hai, ngày 29/12/2014 19:00 PM (GMT+7)
2014 được xem là một trong những năm tồi tệ nhất của lịch sử hàng không thế giới nói chung và Malaysia nói riêng khi 3 trong 5 thảm họa máy bay của châu Á trong năm nay đều có liên quan đến nước này.
Bình luận 0

Năm đại họa của hàng không Malaysia và châu Á

5 tai nạn máy bay thảm khốc làm hàng trăm người thiệt mạng và mất tích đã vẽ nên bức tranh tồi tệ cho ngành khàng không dân dụng châu Á trong năm 2014.

Mở màn là vụ mất tích bí ẩn của chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines, hàng không châu Á tiếp tục rúng động với các tai nạn máy bay thảm khốc khác đều xảy ra trong tháng 7 bao gồm, máy bay MH17 cũng của hãng hàng không Malaysia Airlines bị rơi trên không phận Ukraine và một máy bay của hãng hàng không TransAsia bị rơi khi đang cố hạ cánh xuống đảo Penghu của Đài Loan.

Chưa nguôi đau thương, hồi tháng 8, một máy bay phản lực khác ở Iran cũng bị rơi khi vừa cất cánh.

Chỉ còn vài ngày nữa là khép lại một năm đầy bi kịch, ngành hàng không châu Á vẫn chưa thoát vận đen khi một máy bay khác của AirAsia đột ngột mất tích khi đang trong hành trình từ Indonesia tới Singapore.

img  
2014 - Năm tồi tệ của ngành khàng không dân dụng châu Á.

 

Ông Shukor Yusof, người sáng lập ra hãng nghiên cứu và phân tích hàng không Endau nhận định: "Một loạt thảm kịch máy bay đang ảnh hưởng không nhỏ đến ngành hàng không châu Á, nhưng Malaysia mới là tâm điểm của các vụ việc bởi riêng đất nước này đã "dính" tới 3 vụ trong năm nay (vụ mới nhất chuyến bay mất tích QZ8501 là máy bay của hãng hàng không AirAsia, vốn được thành lập tại Malaysia và có trụ sở tại Indonesia)".

Trước khi xảy ra thảm kịch MH370 hôm 8.3, Malaysia vẫn được đánh giá là nước có 2 hãng hàng không có mức độ an toàn bay rất cao. Do đó, nhiều người Malaysia không thể lý giải nổi tại sao các hãng hàng không nước này liên tiếp gặp vận đen chỉ trong 9 tháng.

img

Máy bay AirAsia bị mất tích là tai nạn mới nhất liên quan đến Malaysia.

Trong khi đó, ông Mark D.Martin, Giám đốc một công ty tư vấn có trụ sở ở Dubai nhận định: "Năm 2014 rõ ràng là một năm kinh khủng đối với ngành hàng không bởi các tai nạn máy bay có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào. Trong khi đó, mỗi năm, ngành công nghiệp hàng không đều bỏ ra khoảng 6 tỉ USD cho các hoạt động bảo trì, bão dưỡng cũng như đảm bảo an toàn bay".

Còn theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, trung bình mỗi ngày trên thế giới có khoảng 100.000 chuyến bay cất cánh. Riêng trong năm 2013, có hơn 3 tỉ hành khách tham gia giao thông hàng không và chỉ có 210 trường hợp tử vong, con số ít hơn 4 lần so với năm nay.

Theo tổ chức tư vấn an toàn bay toàn cầu Ascend Worldwide, kể từ năm 2005, 2014 là năm tồi tệ nhất đối với hành khách máy bay toàn cầu khi có tới 916 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn hàng không.

Liệu có một MH370 thứ hai?

Trong khi giới chức trách Indonesia đang ráo riết triển khai chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay mất tích mang số hiệu QZ8501 của hãng hàng không AirAsia gặp nạn sáng 28.12 trên biển Java thì nhiều người lập tức liên tưởng đến thảm kịch tương tự khác diễn ra trước đó 9 tháng cách đây.

Ngày 8.3.2014, chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đột ngột mất tích khi đang trong hành trình từ Kuala Lumpur (Malaysia) tới Bắc Kinh (Trung Quốc). Từ tháng 3 đến nay, chiếc máy bay này vẫn "bặt vô âm tín" dù cho chính phủ Malaysia đã triển khai chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn.

img

Chỉ trong 9 tháng, có tới 2 chiếc máy bay của hàng không châu Á bị mất tích.

Cũng giống MH370, chiếc máy bay mang số hiệu QZ8501 của AirAsia cũng mất liên lạc chỉ trong chưa đầy một giờ sau khi cất cánh. Thông báo của AirAsisa cho biết: Tại thời điểm hiện nay, công ty chưa có bất kì thông tin mới nào về số phận của hành khách và phi hành đoàn (chuyến bay QZ8501) và nếu QZ8501 vẫn còn đang bay thì tính đến giờ này, máy bay cũng đã hết nhiên liệu.

Tuy nhiên, vẫn có những khác biệt lớn giữa chiến dịch tìm kiếm QZ8501 và MH370. Máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines được cho là đã rơi xuống một vùng biển rộng lớn ở ngoài khơi Ấn Độ Dương. Điều này gây ra vô vàn khó khăn cho công tác tìm kiếm.

Trong khi chiếc Airbus A320-200 của AirAsia có thể đã rơi ở Java, một vùng biển khá nông ở Indonesia. Ông John Nance, một chuyên gia hàng không nhận định, việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích trên biển Java sẽ dễ dàng hơn nhiều bởi đây là vùng biển khá nông và gần bờ.

img

Sự mất tích của máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines và chuyến bay QZ8501 của AirAsia tính đến thời điểm này vẫn đang là ẩn số chưa có lời giải đáp.

Trước khi mất tín hiệu, phi công của QZ8501 đã báo cáo về tình trạng thời tiết xấu và yêu cầu được chuyển đường bay nhưng chỉ 4 phút sau, trạm không lưu phát hiện chiếc máy bay đã biến mất.

Trong khi đó, phải đến 17 phút sau, trạm kiểm soát không lưu mới phát hiện ra sự biến mất của máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines. Các phi công của MH370 cũng không báo cáo bất cứ bất thường nào về tình tình thời tiết hay điều kiện bay trước khi mất tích.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem