1. Việt Vương Câu Tiễn Thanh kiếm đồng không bị rỉ sét sau 2000 năm? Đây là một hiện vật lịch sử được các nhà khảo cổ nhận định là có niên đại từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Tức tuổi đời của nó rơi vào khoảng hơn 2000 năm, trước cả khi Trung Hoa được thống nhất bởi Tần Thủy Hoàng . Độ dài khoảng lưỡi kiếm 55cm, chuôi kiếm dài 8,4cm và chiều rộng 4,6cm.
Thanh kiếm cũng được cho là đã được dùng bởi một nhân vật lịch sử nổi tiếng: Việt vương Câu Tiễn.
Kiếm Câu Tiễn vẫn còn sắc bén đến tận ngày nay. (Hình minh họa: Internet).
Việt vương Câu Tiễn nổi tiếng với giai đoạn làm vua nước Việt (ngày nay là Thượng Hải, bắc Chiết Giang và nam Giang Tô) nhưng sau đó bị vua Ngô là Phù Sai đánh bại và phải lưu đày ở nước Ngô.
Không cam chịu số phận đó, Câu Tiễn đã nếm mật nằm gai, dùng liên hoàn kế để lấy được sự tin tưởng của vua Ngô như khổ nhục kế, mỹ nhân kế (dâng cho vua Ngô nàng Tây Thi). Sau cùng, Câu Tiễn tập hợp được lực lượng, đánh bại vua Ngô, khôi phục nước Việt vào thời Xuân Thu ở Trung Quốc rồi đánh bại nước Ngô hoàn toàn.
Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn (còn gọi là Kiếm Câu Tiễn) khi được các nhà khảo cổ tìm thấy bị bùn đất bao quanh nhưng điều kì diệu là bề mặt của nó gần như không bị han rỉ. Thực sự khó tin với bất cứ nhà khoa học nào. Lưỡi kiếm còn như được phủ một lớp kim loại khiến nó vẫn có phần sáng bóng.
Có nhà khảo cổ thậm chí đã bị thương vì lỡ tay chạm nhẹ vào lưỡi kiếm, cho thấy độ sắc bén của nó vẫn tốt. Đến nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng nào cho "thanh kiếm bất tử" này.
2. Tần Thuỷ Hoàng 12 bức tượng đồng của vị hoàng đế này ở đâu? Không chỉ trước mà ngay cả sau khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng cũng đối mặt với nhiều kẻ thù, những âm mưu ám sát vị hoàng đế này vẫn luôn thường trực. Lo sợ trước điều đó, Tần Thủy Hoàng cho rằng trong dân chúng không được phép sở hữu các loại vũ khí hay vật dụng lớn bằng đồng vì đồng là vật liệu chính để chế tạo binh khí.
Tượng đồng trong lịch sử Trung Hoa có nhiều nhưng sự biến mất của 12 bức tượng dưới thời Tần Thủy Hoàng chính là dấu hỏi lớn nhất. (Ảnh: Sohu.com).
Vì thế ông đã ra lệnh tịch thu những dụng cụ bằng đồng sau đó cho người nấu chảy chúng rồi đúc thành 12 bức tượng đồng lớn, mỗi tượng nặng gần 30 tấn.
Với những hiện vật lịch sử có tính "khổng lồ" về kích thước như vậy, lại được tạo nên từ đồng thì đáng ra phải tồn tại cho đến ngày nay cho dù có thể bị biến dạng nhưng điều kì lạ là chúng hoàn toàn biến mất ngay sau khi nhà Tần sụp đổ.
Các tài liệu lịch sử cũng chỉ nêu rằng có sự việc về những mệnh lệnh của Tần Thủy Hoàng dẫn đến sự xuất hiện của chúng (12 bức tượng đồng lớn) chứ không còn tài liệu hay dấu tích khảo cổ nào nhắc về sự tồn tại của những bức tượng này.
3. Võ Tắc Thiên Bia đá gần lăng mộ Võ Tắc Thiên không có một chữ nào? Từ xa xưa, mọi tấm bia đá được dựng lên trước lăng mộ của bất cứ nhân vật nào cũng đều có mục đích là ghi công trạng, thành tích hay tiểu sử của nhân vật đó trong suốt cuộc đời để người thế hệ sau nhìn vào ngưỡng mộ.
Ấy vậy nhưng một nhân vật nổi tiếng thuộc hàng bậc nhất lịch sử như Nữ đế Võ Tắc Thiên lại dựng một bia đá hoàn toàn không có bất cứ một chữ nào trước mộ của mình. Bia đá này là một bia đá lớn, cân đối, có hoa văn.
Võ Tắc Thiên dựng một bia đá hoàn toàn không có bất cứ một chữ nào trước mộ của mình. (Hình minh họa: Internet).
Nhiều câu hỏi được đặt ra là lí do gì người xưa dựng nên một công trình cẩn thận như vậy mà lại không ghi bất cứ dòng chữ nào về chủ nhân của nó khi người đó là vị vua của một đế quốc. Một người quyền lực và kiêu ngạo như Võ Tắc Thiên lại không ghi danh trước lăng mộ của mình?
Đến nay thì câu hỏi đó vẫn là ẩn số không lời giải thích. Có nhiều người cho rằng vì Võ Tắc Thiên coi mình là nữ hoàng đế đã có tất cả rồi, ngàn đời sau tự khăc thiên hạ sẽ nhớ tên tuổi và công lao, không cần ghi lại.
Cũng có người cho rằng bà đã lấy giang sơn Đại Đường của họ Lý nhưng chỉ xem mình như là một người con dâu tạm thời trông coi ngai vàng, ổn định xã tắc cho họ Lý nên không muốn ghi danh như một vị vua dù bà đã làm vua.
Thực tế là sau khi Võ Tắc Thiên qua đời, giang sơn cũng được trả lại cho một người họ Lý để tiếp tục sự nghiệp chấn hưng Đại Đường chứ bà không quyết định đổi tên sang một triều đại mới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.