Năm trước, chỉ cần 18 điểm là thí sinh có thể vào học một số ngành của trường này. Một cán bộ quản lý của một trường ĐH cho biết, với điểm bài thi cao như hiện nay, nếu nhích lên 0,25 điểm thì đã có tới ngàn học sinh có thể tham gia xét tuyển.
ĐH Bách khoa “lọc” thí sinh bằng một số rào cản khác nhau: điểm học bạ với tổng ba môn xét tuyển tính trung bình 6 học kỳ THPT đạt 20 điểm trở lên; hệ số môn chính - Toán, chiếm hầu hết các ngành nghề đào tạo, tính hệ số 2 với “hy vọng rành mạch hơn”, dễ tuyển hơn.
Ảnh minh họa.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Hiệu trưởng ĐH Y khoa Thái Nguyên, cho rằng các trường phải tin vào kết quả của kỳ thi quốc gia và trường này sẽ tuyển sinh lấy từ cao xuống thấp. Ông Sơn nói, chưa thể khẳng định được những thí sinh có điểm cao thì có năng lực đến đâu; thí sinh thực sự có năng lực hay không thì phải học mới biết.
Một trường “đỉnh” khác, ông Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cho biết sẽ chờ đợi xem kết quả thi thế nào và hy vọng sẽ chọn được những thí sinh tốt nhất; tuy nhiên phải xem những em tốt nhất có vào trường Y hay không. Ông Tú nói, niềm hy vọng hiện nay sẽ thành hiện thực nếu kỳ thi của bộ nghiêm túc công bằng, khách quan và phân loại tốt. Tuy nhiên, ông Tú nói, hiện chưa biết thế nào và phải chờ đợi, thi như cũ các trường sẽ chủ động hơn.
Điểm khá, giỏi chiếm 30-40%
Trường thi ĐH Thái Nguyên tổ chức thi cho học sinh của 5 tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, nhưng bước đầu điểm thi của cụm thi này nhận định, đa số thí sinh đạt được điểm trung bình và trung bình khá; 30-40% thí sinh đạt điểm khá giỏi và chỉ có ít học sinh lười không chịu học mới bị điểm kém.
Tuy nhiên, ông Đặng Kim Vui rất lạc quan nhận định, đề phân hóa rõ ràng như thế, trường cao thì lấy điểm cao trường thấp lấy điểm thấp; đặc biệt, Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra ngưỡng tối thiểu phù hợp để tuyển sinh nếu điểm cao.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.