"Phù thuỷ" ghép cây và "ngũ quả" trong một cây

Thứ sáu, ngày 24/12/2010 12:12 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Mỗi cây cam thường, được ông ghép từ 3- 5 loại quả khác nhau như bưởi, quýt, quất, phật thủ và các loại cam nổi tiếng trên cả nước như cam Vinh, cam Canh…
Bình luận 0

Thời điểm này, những “vựa” đào, quất của Hà Nội, Hưng Yên đã rầm rập bước chân khách tới ngắm tìm và đặt hàng trước những cây đào, cam, quất... thế đẹp, lạ, độc đáo.

img
Ông Giáp đang chăm sóc cây cam ghép 5 loại quả: Cam, bưởi, quýt, quất và phật thủ.

Bắt mắt cam cảnh “5 trong 1”

Không chỉ người trong xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (Hà Nội) mà những người sành chơi cây cảnh ở miền Bắc không lạ gì ông Lê Đức Giáp. Nói ông có "bàn tay vàng" hay "phù thuỷ" ghép cây cũng không ngoa.

Đào thế “long giáng” lên ngôi

Ông Nguyễn Văn Toàn - một chủ vườn đào có tiếng ở Văn Giang (Hưng Yên) cho biết: Năm nay, ngoài thú chơi đào rừng vẫn hút khách, với những gốc đào rừng có tuổi thọ 20-30 năm giá rất cao, thì những gốc đào có thế long giáng (hình con rồng hướng xuống đất) và dáng thế trực, thế nghiêng không còn có đào để bán cho đến thời điểm này”.

Trong hàng nghìn mét vuông đất bãi trồng hàng vạn gốc cam, ông chỉ trồng vẻn vẹn 200 gốc cây cam có thế đẹp, được chăm sóc chu đáo từng ngày để ghép các loại quả chơi Tết.

Mỗi cây cam thường, được ông ghép từ 3- 5 loại quả khác nhau như bưởi, quýt, quất, phật thủ và các loại cam nổi tiếng trên cả nước như cam Vinh, cam Canh… Theo ông Giáp, so với cam ăn quả, giá trị kinh tế của cam cảnh chơi mỗi dịp xuân về, Tết đến gấp tới 5-7 lần, thậm chí cả chục lần.

"Mùa ghép cây cảnh chơi Tết bắt đầu từ tháng 5 âm lịch hàng năm. Nhưng phải đến cuối tháng 8 mới hoàn thành các công đoạn ghép" - ông Giáp cho biết. Kinh nghiệm của ông Giáp là phải chọn quả từ những cây "bánh tẻ" và dao phải sắc, các động tác ghép phải nhanh và chính xác.

"Để cam cảnh chơi được lâu, quả đẹp bền thì một năm nhất thiết phải đào gốc lên khỏi mặt đất 3 lần để các loại rễ tơ phát triển, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cây khi đánh gốc vào chậu" - ông Giáp cho biết thêm.

Đối với các loại quả ghép thông thường ông lựa chọn ngay trong vườn nhà. "Nếu có khách đặt các loại quả đặc trưng của mỗi địa phương hoặc theo sở thích, tôi đích thân đi chọn quả giống cùng khách để về ghép"- ông Giáp cho biết.

Nhiều cây ông ghép đã được gửi đi triển lãm các hội chợ trái cây và gần đây nhất là tham gia Festival trái cây Việt lần thứ nhất năm 2010 do Bộ NN&PTNT tổ chức, ông đã nhận được bằng khen "Nhà vườn sáng tạo" của Cục Trồng trọt. Theo tính toán ban đầu từ bán cây ăn quả, cây giống và cam cảnh, năm nay ông có thể thu lãi từ 500-600 triệu đồng.

Thích quất bonsai

Anh Nguyễn Đức Tuấn - một chủ vườn quất ở phường Tứ Liên (Hà Nội) cho biết: Năm nay, có rất nhiều khách chọn loại quất bonsai nhỏ gọn, đẹp, lạ mắt. Cây chỉ cao ngang người nhưng có dáng tứ quý (long, ly, quy, phụng) lá nhỏ, xanh thẳm, trái không lớn nhưng đều, vàng sáng, hút mắt nhìn.

"Loại này hợp với những nhà có diện tích nhỏ. Quất dáng bonsai nhỏ nhắn nhưng lại ấn tượng nên khách mua đang săn đón khá ráo riết” - anh Tuấn giải thích.

Theo một số chủ vườn ở Nhật Tân, Tứ Liên, giá nhưng cây quất bonsai này không hề kém so với nhưng cây lớn. Cây dáng đẹp cũng có thể lên tới 4 - 6 triệu đồng vào thời điểm cận Tết. Những cây dưới 10 năm khoảng 2-3 triệu đồng. Đặc biệt, với những cây đẹp, lại có dáng tứ quý, tam đa, phu phụ, huynh đệ hay ngũ phúc, lục điền, bát tinh… thì giá có khi lên tới cả chục triệu đồng/cây.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem