Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thời Tam Quốc loạn thế, nhân tài khắp nơi thể hiện bản lĩnh, người trên sa trường anh dũng giết địch, người đứng sau màn bày mưu tính kế. Chỉ tiếc rằng trong số những người tài khi ấy, có người lại qua đời quá sớm, gây ảnh hưởng lớn đến cục diện lúc bấy giờ.
Dưới đây là 3 mưu sĩ tài hoa hơn người và 1 thiếu chủ anh minh có khí phách. Nếu họ có thể sống thêm được 10 năm nữa, có lẽ kết cục Tam Quốc sẽ khác.
Tài năng của Chu Du không hề thua kém gì Tôn Sách, chỉ có võ nghệ thì kém hơn Tôn Sách, điểm này so ra càng có lợi hơn đối với người làm thống soái trong quân. Trận Xích Bích là trận chiến nổi danh nhất thời Tam Quốc, Chu Du là thống soái chỉ huy của bên yếu hơn, nhưng lại có thể đánh thắng thế lực hùng mạnh như mặt trời ban trưa của Tào Tháo, có thể nói tài năng quân sự của Chu Du đã lên đến đỉnh cao.
Khuyết điểm duy nhất của Chu Du là tài năng của ông không đồng đều, thủy chiến quá mạnh nhưng đánh trên đất liền lại bình thường, đánh bại được Tào Tháo nhưng lại không làm gì được Tào Nhân.
Song dựa vào tài trí của Chu Du thì chỉ cần cho ông thời gian thì khả năng đánh trên bộ của ông chắc chắn sẽ được cải thiện rất nhiều.
Chỉ tiếc là ông lại qua đời khi mới 35 tuổi. Cái chết của Chu Du, đã khiến Giang Đông hoàn toàn mất đi cơ hội để Bắc phạt, tất cả lực lượng đều dồn sang phía Lưu Bị để lấy lại Kinh Châu.
Người duy nhất trong Tam quốc được xướng tên song song với Gia Cát Lượng chính là Bàng Thống.
Mặc dù trong trận Xích Bích, Bàng Thống cũng góp một phần công lao, nhưng sau khi trận chiến kết thúc thì cả Lưu Bị lẫn Tôn Quyền đều quên mất sự tồn tại của nhân vật này.
Chỉ có Chu Du nhận ra tài năng của Bàng Thống, nhưng tiếc là Chu Du mất quá sớm, cuối cùng Bàng Thống đầu quân cho tập đoàn Lưu Bị.
Trong lần Lưu Bị tiến quân tấn công Tây Xuyên, Bàng Thống đã được phát huy tài năng của mình. Trong trận này, Lưu Bị là quân từ xa đến, cách xa địa bàn của bản thân nhưng ở Xuyên Trung lại tấn công liên tục giành được chiến thắng, đây đều là nhờ có mưu lược của Bàng Thống và Pháp Chính.
Khi Lưu Bị tấn công Giang Đông báo thù cho Quan Vũ, nếu như Bàng Thống vẫn còn sống chắc chắn ông sẽ là quân sư.
Có Bàng Thống, kế hỏa thiêu liên trại của Lục Tốn cũng sẽ bị nhìn thấu, chỉ tiếc là Bàng Thống gặp phải mai phục trên đường tiến về Thành Đô, qua đời khi mới 35 tuổi, đến cả cảnh ngày Lưu Bị xưng đế ông cũng không kịp thấy.
Dương Tu quả thực là một người thông minh, chỉ là thông minh có thừa nhưng trí tuệ lại không đủ, lại thích khoe khoang.
Dương Tu có thể đoán trúng thâm ý của Tào Tháo chỉ trong những lời vô bổ, nhưng lại tự biến bản thân thành một kẻ vô vị.
Tào Tháo để Dương Tu làm Chủ bộ, tất có ý coi trọng ông, cũng đã nhìn ra được tài hoa của Dương Tu, muốn bồi dưỡng ra nhân tài cho thế hệ tiếp sau của mình.
Nhưng tiếc là Dương Tu lại tham gia quá sâu vào cuộc tranh giành Thế tử, kết quả đứng sai phe, mang đến họa sát thân, chết ở tuổi 44.
Tào Duệ khi còn nhỏ rất được Tào Tháo cưng chiều, khi mới lên ngôi, Đại thần Lưu Hoa đã từng nhận xét ông là "Tần Thủy Hoàng, Hán Hiếu Vũ chi trù, tài cụ vi bất cập nhĩ". Câu này có nghĩa là tài năng của Tào Duệ cũng chỉ kém một chút xíu so với Tần Thủy Hoàng, Hán Hiếu Vũ Đế.
Tào Duệ quả thực là một vị quân chủ rất tài giỏi, bốn vị Cố mệnh Đại thần Tào Thể, Tào Chân, Tư Mã Ý cùng Trần Quần không ai là đèn cạn dầu, nhưng Tào Duệ lại có thể trị họ đến tâm phục khẩu phục.
Đế vương tâm thuật của Tào Duệ không thể nghi ngờ gì là rất giỏi, chỉ tiếc là ông mất khi mới 35 tuổi, để lại một Tào Phương căn cơ chưa vững đã phải kế vị, kết quả khiến cho họ nhà Tư Mã thừa cơ soán ngôi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.