5 cách "cứu" làn da bị vảy nến tại nhà hiệu quả nhất

Infonet Chủ nhật, ngày 01/02/2015 09:00 AM (GMT+7)
Vảy nến là một bệnh ngoài da phổ biến, thường được cảnh báo là bệnh nan y. Tuy không thể trị dứt điểm, nhưng áp dụng 5 biện pháp đơn giản dưới đây giúp bệnh nhân giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
Bình luận 0

1. Tắm nắng

 

img

 

Vitamin D rất quan trọng trong việc tăng trưởng tế bào và tái tạo làn da khỏe mạnh. Ánh nắng mặt trời là chất xúc tác chính cho sản xuất vitamin D trong cơ thể.

Vì vậy người bị bệnh vảy nến, được khuyên nên tắm nắng mỗi ngày vào buổi sáng sớm trong thời gian dưới 20 phút. Chú ý khi áp dụng phương pháp này, nhất thiết bạn phải đeo kính dâm và bôi kem chống nắng vào những vùng da không bị vảy nến trước khi ra ngoài nắng. Nên tắm nắng cách ngày. Nếu da bị mẩn đỏ hoặc khô thì phải dừng lại, nguy kịch hơn thì phải báo cho bác sĩ biết.

2. Bổ sung vitamin D từ thức ăn 

img

Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin D sẽ làm giảm viêm khắp cơ thể. Với sự kết hợp với tia UV từ ánh nắng mặt trời, vitamin D có thể làm giảm sự khó chịu và ngăn ngừa phát sinh mảng vảy nến.

Những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D dồi dào gồm: sữa, nước trái cây, cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng hoặc pho mát....

3. Bôi gel lô hội

img

Lô hội hay nha đam đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước để điều trị bỏng, chữa lành vết thương và làm dịu da. Thoa gel lô hội lên vùng da bị vảy nến sẽ giúp cải thiện tính trạng bong tróc của da. 

Chúng có tác dụng làm dịu, dưỡng ẩm, nuôi dưỡng làn da, giảm mẩn đỏ, ngứa rát.

 Bạn có thể sử dụng cả lô hội tươi bôi trực tiếp lên vùng da vảy nến hoặc mua gel lô hội bán sẵn trong các cửa hàng mỹ phẩm.

4. Dùng giấm táo

img

Sử dụng giấm táo có tác dụng giảm ngứa cho bệnh nhân vẩy nến hiệu quả. Nhưng chú ý không bôi lên những vết thương hở. Có thể trộn thêm một chút sữa dưỡng da để tăng hiệu quả dưỡng ẩm, giảm sự mở rộng của việc bong tróc da.

Giấm táo trị vảy nến có thể dùng để uống hoặc ngâm ngón tay, chân bị vảy nến, bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Nếu uống thì pha loãng 15ml giấm táo với một cốc nước ấm đầy 250ml, uống cách bữa ăn 30 phút.

5. Dùng dầu dừa, dầu ô liu

img

Sử dụng dầu dưỡng để làm giảm tình trạng khô rám và ngứa. Dầu dừa hoặc dầu ô liu đều thích hợp, chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng dưỡng da, làm mềm và dịu cơn ngứa hiệu quả.

Dùng dầu dừa, dầu ô liu bôi trực tiếp lên vùng da bị vẩy nến, 2 hoặc 3 lần mỗi ngày, kiên trì trong thời gian dài sẽ giúp tình trạng khô, ngứa cải thiện rõ rệt.

Trên đây là những phương pháp hỗ trợ bệnh nhân vảy nến giảm cơn đau, làm dịu da, hạn chế sự phát triển của bệnh bằng nguyên liệu tự nhiên. Dù áp dụng phương pháp nào, bệnh nhân cũng nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn một cách tốt nhất.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ WikiHow.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem