5 dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị tự kỷ
Nhân Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ (2/4), bác sỹ Thành Ngọc Minh, Trưởng Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện không ít phụ huynh không nhận ra con mình bị tử kỷ. Không những thế, không ít phụ huynh khi bác sĩ chẩn đoán con bị tự kỷ vẫn không tin đó là sự thật. Còn có trường hợp, cha mẹ đưa con đến điều trị nhưng khi về nhà không có thời gian, sao nhãng với con do vậy kết quả điều trị không có.
Có nhiều trường hợp các bậc phụ huynh phát hiện trẻ mắc bệnh sớm song không tìm được nguồn hướng dẫn điều trị và khi trẻ 12 tuổi đã rơi vào trạng thái tăng động, gào thét, đập đầu vào tường…
Khi phụ huynh phát hiện trẻ có biểu hiện chậm nói, giao tiếp không nhìn vào mắt người đối diện, chơi một mình, lặp đi lặp lại một hành vi… cần đưa trẻ đến khám ngay.
Do vậy, theo bác sỹ Minh, khi phụ huynh phát hiện trẻ có biểu hiện chậm nói, giao tiếp không nhìn vào mắt người đối diện, chơi một mình, lặp đi lặp lại một hành vi… cần đưa trẻ đến khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cha mẹ phải luôn luôn để ý đến con mình, đồng thời căn cứ những mốc phát triển của bé. Nếu thấy con chậm phát triển hoặc rối loạn phát triển về các mặt quan hệ xã hội, ngôn ngữ, hành vi, sở thích, phải đưa đi khám càng sớm càng tốt để được can thiệp sớm và tích cực ngay từ đầu, đừng để trẻ tự kỷ là nỗi đau của thế kỷ.
Chuyên gia lưu ý có 5 dấu hiệu báo động trẻ tự kỷ mà cha mẹ không được bỏ qua:
- Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, ra dấu vào khoảng 12 tháng tuổi.
-Trẻ không biết nói từ đơn khi 16 tháng tuổi
-Không biết đáp lại khi được gọi tên
- Không tự nói được câu có 2 từ khi 24 tháng tuổi
- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào
Trẻ đã bị tự kỷ cha mẹ nên làm gì?
Tập trung vào các hoạt động tăng cường kỹ năng chú ý
Theo các bác sĩ Khoa Tâm thần, BV Nhi Trung ương, cha mẹ nên tập trung vào các hoạt động tăng cường kỹ năng chú ý của trẻ tự kỷ
-Bố trí môi trường để tránh sự xao nhãng: không có quá nhiều đồ chơi trước mặt hoặc trong tầm với, sắp xếp đồ chơi đồ dùng hợp lý, trong phòng không tiếng ồn, không gian không quá rộng, bàn ghế phù hợp cho việc học cá nhân.
-Tập cho trẻ ngồi, mặt đối mặt, ngang tầm mắt, gọi tên trẻ trong mỗi hoạt động
-Thu hút sự chú ý thông qua thị giác
-Đợi cho đến khi nhận thấy trẻ đã nhìn hoặc nghe thấy mới tiếp tục hoạt động khác.
Các hoạt động tăng cường kỹ năng chơi và bắt chước
Bắt chước là một kỹ năng quan trọng để học vì sự giao tiếp cần có sự hợp tác và tương tác giữa hai người. Để trẻ bắt chước được trước hết cha mẹ phải lôi kéo sự chú ý của trẻ và làm mẫu. Với trẻ tự kỷ không có khả năng bắt chước thì cần phải hỗ trợ theo các mức độ: cầm tay chỉ việc hoàn toàn, trợ giúp một phần, gợi ý bằng cử chỉ, ký hiệu, gợi ý bằng lời.
Các hoạt động giúp tăng cường việc hiểu lời nói
-Gọi tên con trước khi nói với con để nhắc con cần nghe
-Tránh phát âm rời rạc như: “Mẹ…của…con” mà nên nói rõ rang, dứt khoát với con
-Chỉ dùng các từ quan trọng nhất, đơn giản, chỉ đưa ra từng chỉ dẫn một
-Cho trẻ đủ thời gian hơn để trẻ xử lý được thông tin bạn nói.
-Sử dụng các phương tiện thị giác để giúp trẻ trẻ hiểu rõ hơn như đồ vật, biểu tượng ( đồ chơi mô phỏng), tranh ảnh, cử chỉ….
-Hãy nói với con các câu khẳng định để bảo con làm điều gì đó. Đừng nói câu phủ định để bảo con không làm điều gì đó….
Các hoạt động tăng cường luyện phát âm
-Kéo căng cơ môi bằng cách bạnh mồm
- Tập liếm môi (có thể bôi mật ong lên môi), tập mút kẹo…
- Tập thổi bong bóng, bóng xà phòng, thỏi còi, thổi tắt nến,…
- Tập tặc lưỡi, bập môi (tiếng gọi chó, gọi gà…), phun mưa, rung môi
- Tập ăn thức ăn cứng, tập cắn, tập nhai…
Vào những khoảng thời gian ôn tập, chuẩn bị thi cử là những thời điểm rất áp lực và căng thẳng cho trẻ. Là cha mẹ,...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.