5 điều kiêng kỵ cần biết khi vào tháng Chạp

PV (tổng hợp) Thứ sáu, ngày 18/01/2019 14:30 PM (GMT+7)
Tháng Chạp còn được gọi là tháng Củ mật vì đây là khoảng thời gian mọi người dễ gặp phải điều không may mắn, dễ hao tài, tốn của. Vì vậy, trong dân gian đã nghiệm ra những điều kiêng kỵ khi bước vào tháng Chạp.
Bình luận 0

Vì sao gọi tháng Chạp là tháng củ mật?

Mọi người vẫn đặt câu hỏi rằng vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng Củ mật mà không phải là một loại củ nào khác.

Tháng chạp là tháng cuối cùng của năm Âm lịch, đối với năm thường thì tháng Chạp là thángthứ mười hai, đối với các năm nhuận thì tháng Chạp rơi vào tháng thứ mười ba.

Vì lịch âm là lịch được tính theo kỳ trăng nên tùy năm mà tháng Chạp có thể có 29 ngày hay 30 ngày.

Theo dân gian, tháng Chạp là tháng xảy ra nhiều trộm cắp, vì vậy người ta nhắc nhở nhau phải cẩn thận, thận trọng, kiểm soát mọi hành vi, việc làm của mình. Vì vậy tháng Chạp được gọi là tháng củ mật. Trong đó, từ  “củ” có nghĩa là củ soát, kiểm soát, từ “mật” có nghĩa là cẩn mật. Đó là lời nhắn nhủ lẫn nhau của người xưa.

Tháng Chạp cần kiêng gì?

Vì là tháng củ mật nên dân gian có rất nhiều những quan niệm để tránh việc xui xẻo trong tháng cuối cùng của năm.

1/ Tháng Chạp tránh đi lại hấp tấp

Vào những ngày cuối năm này, việc đi lại rất được mọi người cẩn trọng, tránh việc đi lại vội vàng, hấp tấp. Khi Tết cận kề, đi đứng không cẩn thận có thể xảy ra tai nạn phải vào viện được xem là một điều vô cùng xui xẻo trước thềm năm mới.

img

Vì vậy, để tránh những điều đáng tiếc xảy ra mọi người nên cẩn trọng hơn khi đi đứng.

2/ Tháng Chạp tránh vay mượn

Một trong những điều người xưa quan niệm kiêng kỵ đó là việc vay mượn vào tháng cuối năm. Cận Tết, người người nhà nhà ai cũng muốn sắm sửa cho Tết sung túc, đầy đủ. Tết sung túc là báo hiệu cho một năm mới mọi việc đều đủ đầy, thông suốt.

img

Tuy nhiên, nếu như vào những ngày cuối năm còn chưa thể thanh toán món nợ của năm cũ mà còn để đến sang năm như một đều thiếu may mắn cho gia chủ.

Vì vậy, tháng Chạp người ta tránh việc vay mượn mà thay vào đó là đi trả hết những món nợ trong năm còn sót để mong muốn một năm mới làm ăn sẽ thuận buồm xuôi gió.

3/ Tháng Chạp tránh đổ vỡ

Đổ vỡ là điều cực kỵ trong những ngày cuối năm. Từ xưa đến nay xem việc bát đĩa vỡ điềm báo xui rủi, không màng lại may mắn và sự đổ vỡ đó vào tháng 12 lại càng khiến cho người ta phải bận tâm.

img

Bởi vì theo quan niệm xưa, khi bị vỡ bát đĩa, gương... là một điềm báo sự xui xẻo cho các thành viên trong gia đình. Về thực tế, việc vỡ các vật dụng trong gia đình sẽ có thể làm chúng ta bị thương và buộc chúng ta phải sắm sửa mới, sự hao tài tốn của đã thấy trước mắt.

4/ Tháng Chạp kỵ nhặt tiền rơi

Vào tháng Chạp có không ít gia đình tổ chức cúng bái. Ngoài các đồ lễ, họ còn có thể dùng tiền thật để rải đường, vì theo dân gian, tiền rải đường đó là để dẫn đường cho ma quỷ. Vậy nên, khi người nhặt tiền đó về thì có nghĩa là đang dẫn ma quỷ về nhà mình. Sự quấy rối của chúng sẽ khiến cho gia đình gặp sự xui xẻo.

img

Vì vậy, nếu như ai đó lỡ nhặt tiền đó lên thì nên đi quyên góp, từ thiện, những điều có ích cho xã hội và tránh dùng cho việc cá nhân.

5/ Tháng Chạp tránh để nhà cửa bừa bộn, ẩm mốc

Tháng cuối năm người xưa quan niệm rằng việc để nhà cửa bừa bộn, ẩm mốc sẽ mang lại điều xui xẻo cho cả gia đình trong năm sắp tới. Thực tế, khi nhà cửa bừa bộn, ẩm mốc sẽ khiến cho con người dễ sinh bệnh tật và tiền thuốc thang, đi viện khi ốm đau là sự xui xẻo người ta thấy đầu tiên.

img

Vì vậy, khi tháng Chạp đến, đặc biệt là những ngày càng cận Tết người người nhà nhà đều dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa để đón chào năm mới với vạn sự may mắn vào cùng.

*Bài viết mang tính chất tham khảo.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem