5 hành tinh nổi bật nhất được tìm ra trong năm 2016

P.V (tổng hợp) Thứ sáu, ngày 30/12/2016 19:32 PM (GMT+7)
Siêu trái đất, hành tinh thứ 9, Trái Đất thứ hai... là những khám phá tiêu biểu của các nhà khoa học vũ trụ trong năm 2016
Bình luận 0

1: Xác định hành tinh có thể sinh sống

img

Kính viễn vọng Kepler của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã quét đến 150.000 ngôi sao trong những năm gần đây. Nhờ vậy, vào tháng 5 năm nay, họ đã phát hiện thêm 1.284 hành tinh mới, nhiều gấp đôi số lượng ngoại hành tinh đã biết trong vũ trụ. Về mặt lý thuyết, 9 hành tinh trong số đó có thể sinh sống được. Trong tháng 8, các nhà khoa học đã tìm được hành tinh lân cận giống với Trái Đất, hay "Trái Đất thứ hai". Hành tinh này được đặt tên là Proxima B.

img

"Trái Đất thứ hai" Proxima B. 

Proxima B quay quanh ngôi sao gần nhất mang tên Proxima Centauri, ngôi sao lùn đỏ chỉ cách 4 năm ánh sáng. Proxima B ở khoảng cách đủ gần so với Proxima Centauri để nước không bị đóng băng hay đun sôi. Các nhà khoa học đang tìm cách đưa tàu thăm dò không người lái lên hành tinh này để xem có tồn tại sinh vật ngoài hành tinh trên đó hay không. Tuy nhiên, nhiệm vụ này có thể kéo dài qua nhiều thế hệ.

2: Hành tinh mới J0925

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt gặp hình ảnh một hành tinh nhỏ gọn có tên gọi là J0925. Một hành tinh mới được ví như hạt đậu xanh vừa được phát hiện.

Các nhà khoa học dự đoán rằng, hành tinh nhỏ như hạt đậu xanh trong vũ trụ này có thể xuất hiện từ thời xa xưa, lúc vũ trụ sơ khai và xuất hiện vào thời kỳ nóng nhất trong vũ trụ, có thể là 13 tỷ năm trước.

img

Hành tinh J0925 có đường kính 6000 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học đã sử dụng một máy quang phổ cực tím kết hợp với kính viễn vọng Hubble trong không gian để quan sát, kết quả cho thấy hành tinh J0925 phát ra một lượng lớn hạt photon ion hóa trên đường di chuyển của mình.

"Đây là một thiên hà đẹp tuyệt vời và vô cùng quan trọng, nó từng chứng kiến và tồn tại qua các kỷ tiến hóa, thay đổi trong vũ trụ, lần phát hiện này cho thấy, nó đang cung cấp cho chúng ta những hiểu biết thú vị hơn về vũ trụ thủa sơ khai".

Hiện các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu hành tinh "Hạt đậu xanh" và sẽ có những công bố chính thức vào năm 2018.

3: Siêu Trái đất có khối lượng gấp 5,4 lần Trái đất

Các nhà thiên văn học của Viện Vật lý thiên văn Canarias (IAC) và Đại học La Laguna (ULL), Tây Ban Nha mới đây đã công bố về việc phát hiện ra một "siêu Trái đất" mới nằm cách hệ Mặt trời 32 năm ánh sáng, có khối lượng gấp 5,4 lần hành tinh xanh của chúng ta.

Được biết, "siêu Trái đất" là tên gọi để chỉ các hành tinh đá ngoài hệ Mặt trời, có kích thước lớn hơn Trái đất nhiều lần. Và hành tinh mới được tìm thấy này có tên gọi là GJ 536b, có quỹ đạo quay quanh sao lùn đỏ GJ 536.

img

Theo ước tính, GJ 536b có khối lượng lớn hơn Trái đất 5,4 lần và chu kỳ quỹ đạo chỉ khoảng 8,7 ngày.

Do chu kỳ quỹ đạo quay chỉ kéo dài không quá 9 ngày, kết hợp cùng độ chói sáng của GJ 536 nên khiến GJ 536b trở thành 1 ứng cử viên đáng chú ý để nghiên cứu thành phần khí quyển.

Jonay Isaí González thuộc Viện Vật lý thiên văn Canarias (IAC) chia sẻ: "Tới nay, hành tinh duy nhất mà chúng tôi tìm thấy ở đây là GJ 536b nhưng chúng tôi đang tiếp tục theo dõi ngôi sao của nó để xem liệu có thể tìm thấy những người bạn đồng hành khác".

img

Theo Jonay Isaí González thì GJ 368b chuyển động quanh 1 ngôi sao nhỏ và lạnh hơn Mặt trời nhiều nhưng nó đủ gần và đủ sáng. Nó cũng có thể được quan sát từ cả Bắc và Nam bán cầu, thật thú vị vì như vậy những máy quay quang phổ có độ chính xác cao trong tương lai có thể quan sát để tìm kiếm một hành tinh đá khác trong vùng sống của ngôi sao này.

4: hành tinh lùn 2014 UZ224

Hành tinh lùn mới có tên gọi là 2014 UZ224, đường kính dài 330km. Phải mất khoảng 1.100 năm để hành tinh này hoàn thành 1 vòng quỹ đạo của nó. Đây là thiên thể xa thứ ba từng được biết tới trong Hệ mặt trời. Nó nằm trong một phần của vành đai Kuiper bị tách ra do ảnh hưởng lực hấp dẫn của sao Hải Vương.

img

Hành tinh lùn mới có tên gọi là 2014 UZ224.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là giáo sư David Gerdes, Đại học Michigan đã phát hiện ra hành tinh lùn 2014 UZ224. Ông và cộng sự đã sử dụng một thiết bị tiên tiến là camera vật chất tối ưu để dựng bản đồ các thiên hà.

Trong khi các sao và thiên hà thường cố định ở cùng một vị trí thì hành tinh hay tiểu hành tinh sẽ ở những vị trí khác nhau trên bầu trời do chuyển động quỹ đạo của chúng. Vì vậy phải nối các vị trí này lại để xác định quỹ đạo của thiên thể quanh mặt trời.

Sự đặc biệt khi phát hiện ra hành tinh này chính là quá trình nghiên cứu tìm kiếm hành tinh.

Nhóm nghiên cứu không ghi hình Gerdes trong những đêm liên tục như thông thường mà kéo dài hàng năm trong những khoảng thời gian cách xa nhau.

Giáo sư David Gerdes nói: "Chúng tôi thường quan sát một thiên thể vào một đêm. Sau đó hai tuần lại quay lại quan sát thêm lần nữa. Tiếp đó là năm ngày sau lại quan sát, bốn tháng sau lại quan sát ghi hình. Vì vậy việc nối các điểm quan sát được là một thách thức lớn".

5: hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời

Hai nhà khoa học Mike Brown và Konstantin Batygin thuộc Viện Công nghệ California (Caltech) ở Mỹ tuyên bố họ đã phát hiện bằng chứng về sự tồn tại của hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời. Kết luận này được đưa ra dựa trên kết quả phân tích các thiên thể nằm ngoài vòng quỹ đạo của sao Hải Vương, hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời. Một trong 6 thiên thể được phân tích có quỹ đạo quay quanh mặt trời tương tự như 8 hành tinh khác.

Các nhà khoa học của Caltech cho rằng có một thiên thể lớn có thể giải phóng năng lượng ra khu vực gần rìa của cùng của hệ mặt trời. Kết quả phân tích những thiên thể nhỏ hơn ngoài vòng quỹ đạo của sao Hải Vương cho thấy chúng dường như bị ảnh hưởng bởi một thành tinh khổng lồ.

img

Ảnh mô phỏng của hành tinh thứ 9 có thể tồn tại trong hệ mặt trời.

Những kết luận trên có thể chưa rõ ràng, nhưng nhà thiên văn học Scott Sheppard thuộc Viện nghiên cứu Carnegie ở Mỹ cho rằng đây là giải thích thuyết phục nhất về sự tồn tại của một hành tinh khổng lồ. Nghiên cứu của họ mới ở giai đoạn đầu, nhưng nó cho thấy khả năng hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời có thể tồn tại.

Hiện tại, hai nhà khoa học Brown và Batygin đang tìm kiếm bằng chứng đáng tin cậy hơn về hành tinh thứ 9 bằng hai kính thiên văn khác nhau. Nó có thể nằm rất xa Trái đất ở thời điểm hiện tại và cần khoảng từ 10.000 đến 20.000 nghìn năm để hoàn thành một vòng quay quanh mặt trời. Nhưng nhà khoa học Brown cho rằng những kính thiên văn mạnh nhất thế giới có thể thu được tín hiệu từ hành tinh thứ 9.

Nếu hành tinh mới được xác nhận, tổng số hành tinh trong hệ mặt trời sẽ nâng từ 8 lên 9 thành viên. Hành tinh mới cũng sẽ là thế giới lạnh nhất và xa nhất trong hệ mặt trời đồng thời  đây sẽ là một trong những điều thú vị nhất trong lịch sử khoa học hiện đại. Cho đến nay, Mike Brown là nhà khoa học nổi tiếng nhất đã loại sao Diêm Vương khỏi danh sách các hành tinh trong hệ mặt trời, sau khi chứng minh được nó chỉ là “hành tinh lùn”. Phát hiện của ông khiến hệ mặt trời chỉ còn lại 8 hành tinh thực sự

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem