5 vũ khí thất bại và bài học xương máu vô giá đối với nước Nga

Thứ hai, ngày 30/11/2020 16:33 PM (GMT+7)
Không thể có cái mới, nếu không thử nghiệm và thử nghiệm chắc chắn có thất bại; tuy nhiên những kinh nghiệm "thất bại" sẽ làm cơ sở phát triển các mẫu vũ khí mới. Đây là 5 chương trình vũ khí thất bại, nhưng làm tiền đề phát triển vũ khí mới của Liên Xô/Nga.
Bình luận 0
5 vũ khí thất bại, bài học xương máu vô giá của Nga sau này - Ảnh 1.

Đứng đầu danh sách vũ khí Nga là tàu ngầm tấn công hạt nhân K-222 (tên mã NATO Papa), được hạ thủy năm 1969; đây được coi là chiếc tàu ngầm nhanh nhất thế giới (tính đến thời điểm hiện tại), khi đạt tốc độ kỷ lục 44,7 hải lý/giờ (khi lặn). Nhưng chỉ có một chiếc được chế tạo. Ảnh: Tàu ngầm K-222 - Nguồn: Wikipedia.

5 vũ khí thất bại, bài học xương máu vô giá của Nga sau này - Ảnh 2.

Theo Sputnik News, nguyên nhân thất bại của tàu ngầm K-222 là thân của nó được chế tạo hoàn toàn bằng titan, khiến nó trở nên cực kỳ đắt đỏ (thậm chí nó còn được biết đến với biệt danh “Tàu ngầm vàng”). Bên cạnh đó, K-222 cũng rất ồn, điều này làm mất đi lợi thế tàng hình của nó. Ảnh: Tàu ngầm K-222 - Nguồn: Wikipedia.

5 vũ khí thất bại, bài học xương máu vô giá của Nga sau này - Ảnh 3.

Tuy nhiên chương trình phát triển tàu ngầm K-222, đã cung cấp những bài học quý giá cho việc đóng các tàu ngầm của Liên Xô/Nga tiếp theo. K-222 cũng thúc đẩy phát triển các loại vũ khí chống ngầm tiên tiến hơn của Hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu ngầm K-222 - Nguồn: Wikipedia.

5 vũ khí thất bại, bài học xương máu vô giá của Nga sau này - Ảnh 4.

Máy bay chiến đấu Su-47 Berkut (tên mã NATO "Firkin"), cũng là chương trình thất bại của Nga; cất cánh lần đầu tiên vào năm 1997, đây là loại máy bay có cánh ngược đặc biệt, nhằm tăng khả năng cơ động, tầm bay xa hơn và tốc độ cận âm nhanh hơn. Ảnh: Máy bay Su-47 Berkut - Nguồn: Wikipedia.

5 vũ khí thất bại, bài học xương máu vô giá của Nga sau này - Ảnh 5.

Nhưng với thiết kế cánh ngược đã làm tăng áp lực lên cánh, đòi hỏi sử dụng nhiều vật liệu đắt tiền; cùng với đó là thời điểm triển khai dự án là năm 1997, khi đó nền kinh tế Nga bị khủng hoảng nghiêm trọng, dẫn đến việc hủy bỏ dự án. Tuy nhiên, những kinh nghiệm từ Su-47 đã được đưa vào chương trình Su-57 tiên tiến hiện nay. Ảnh: Máy bay Su-47 Berkut - Nguồn: Wikipedia.

5 vũ khí thất bại, bài học xương máu vô giá của Nga sau này - Ảnh 6.

Xe tăng Đại bàng đen (tên gọi của Nga là Object 640), dựa trên nền tảng xe tăng chiến đấu chủ lực T-80, được công bố vào cuối những năm 1990, đã thực sự gây ngạc nhiên cho giới quân sự phương Tây, với những tính năng cực kỳ tiên tiến. Ảnh: Xe tăng Đại bàng đen - Nguồn: Wikipedia.

5 vũ khí thất bại, bài học xương máu vô giá của Nga sau này - Ảnh 7.

“Đại bàng đen” có một tháp pháo lớn không người lái, trong khi kíp xe được bố trí ở thân xe, được bảo vệ rất tốt (giống như chiếc T-14 Armata hiện nay). Sputnik News đổ lỗi cho việc hủy bỏ dự án là do “thiếu đổi mới” trong thiết kế. Ảnh: Xe tăng Đại bàng đen - Nguồn: Wikipedia.

5 vũ khí thất bại, bài học xương máu vô giá của Nga sau này - Ảnh 8.

Tuy nhiên truyền thông Nga phát hiện ra “Đại bàng đen” không bao giờ tồn tại nhiều hơn một nguyên mẫu; nó cũng cùng với số phận của máy bay cánh ngược Su-47 Berkut, khi “sinh bất phùng thời”. Tuy nhiên đó cũng là những kinh nghiệm quý, để Nga phát triển xe tăng thế hệ 4 đầu tiên của họ là chiếc T-14 Armata. Ảnh: Xe tăng Đại bàng đen - Nguồn: Wikipedia.

5 vũ khí thất bại, bài học xương máu vô giá của Nga sau này - Ảnh 9.

Trên mặt nước, một vũ khí gây kinh ngạc thế giới là chiếc thủy phi cơ Ekranoplan hay còn được mệnh danh là “Quái vật biển Caspi”; đây là một loại phương tiện kết hợp độc đáo giữa tàu chiến và máy bay. Với chiều dài 74 mét; cao 19 mét, sải cánh 44 mét và tốc độ 297 hải lý/giờ (550 km/giờ); nó lớn hơn cả những máy bay chở khách lớn nhất. Ảnh: “Quái vật biển Caspi” - Nguồn: Wikipedia.

5 vũ khí thất bại, bài học xương máu vô giá của Nga sau này - Ảnh 10.

Ekranoplan có thể mang theo 100 tấn hàng hóa, hoặc 6 tên lửa chống hạm Moskit. Tuy nhiên, nó tỏ ra quá đắt và chỉ có một chiếc được chế tạo. Ekranoplan được sử dụng trong Hải quân Liên Xô cũng như Hải quân Nga từ năm 1987 cho tới cuối thập niên 1990. Vào năm 2015, Nga đang tìm cách chế tạo ra một phiên bản Ekranoplan hiện đại hơn. Ảnh: “Quái vật biển Caspi” - Nguồn: Wikipedia.

5 vũ khí thất bại, bài học xương máu vô giá của Nga sau này - Ảnh 11.

Về máy bay, chiếc MiG-105, biệt danh "Lapot" (chiếc dép) là máy bay vũ trụ quỹ đạo thấp, được phát triển vào những năm 1960, như là câu trả lời của Liên Xô đối với dự án X-20 Dyna-Soar của Mỹ (chương trình này sau này phát triển thành chương trình Tàu con thoi của Mỹ hiện nay). Ảnh: Máy bay vũ trụ MiG-105 - Nguồn: Wikipedia.

5 vũ khí thất bại, bài học xương máu vô giá của Nga sau này - Ảnh 12.

MiG-105 được trang bị động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu lỏng, được phóng từ một máy bay có tốc độ siêu thanh ở độ cao trên 10.000 mét. Tuy nhiên MiG-105 chỉ thực hiện một vài chuyến bay thử nghiệm trong khí quyển. Ảnh: Máy bay vũ trụ MiG-105 - Nguồn: Wikipedia.

5 vũ khí thất bại, bài học xương máu vô giá của Nga sau này - Ảnh 13.

Dự án đã bị chấm dứt, sau khi một quyết định được đưa ra để phát triển tàu con thoi Buran sử dụng tên lửa đẩy sau này; Sputnik News đánh giá, những ý tưởng của MiG-105 vẫn chưa được sử dụng cho đến ngày nay, nhưng có thể một ngày nào đó giờ của nó sẽ đến. Ảnh: Máy bay vũ trụ MiG-105 - Nguồn: Wikipedia.

5 vũ khí thất bại, bài học xương máu vô giá của Nga sau này - Ảnh 14.

Sputnik News cũng bình luận về ảnh hưởng của những chương trình vũ khí thất bại, đối với nền kinh tế Liên Xô và Nga. Tuy nhiên, Mỹ cũng không khác biệt, khi tiền đóng thuế của người Mỹ đã bị lãng phí vào những thứ đắt đỏ như máy bay ném bom B-70, tiêm kích F-111 hay gần đây là chương trình phát triển máy bay F-35. Ảnh: Máy bay F-35 là những dự án tốn kém nhất trong lịch sử phát triển vũ khí - Nguồn: Wikipedia.

 

Tiến Minh (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem