79 lao động Việt Nam đầu tiên tại “điểm nóng chiến sự” Libya về nước

Minh Nguyệt Thứ ba, ngày 29/07/2014 20:55 PM (GMT+7)
Trước tình hình chiến sự đang có dấu hiệu leo thang ở hai thành phố lớn là Tripoli và Benazi, Bộ LĐTBXH đang gấp rút báo cáo Chính phủ về phương án bảo vệ an toàn cho lao động (LĐ) Việt Nam đang làm việc tại Libya. Hiện một số nước như Phillippines, Thái Lan đã có kế hoạch di tản lao động về nước.
Bình luận 0
Chiều ngày 29.7, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết: Hiện nay Việt Nam có khoảng 1.750 LĐ Việt Nam đang làm việc tại Libya, trong đó có hơn 200 LĐ đang làm việc tại hai thành phố Tripoli và Bengazi.  Bộ LĐTBXH cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp liên lạc với đại sứ quán và LĐ để đảm bảo an ninh, trong trường hợp khẩn cấp thì ngay lập tức di tản LĐ.

Trong số 1.750 LĐ Việt Nam sang Libya làm việc, có khoảng 200 LĐ Việt Nam đang làm việc cho một tập đoàn của Thổ Nhĩ Kỳ đã được tập đoàn  này đưa về Thổ Nhĩ Kỳ để đảm bảo an toàn.

Công ty Sona – đơn vị cung cấp hơn 500 LĐ cho một doanh nghiệp Thổ Nhĩ  Kỳ  làm việc tại Libya cho hay, Tập đoàn này đã tạm dừng công trình, toàn bộ LĐ Việt Nam  tại đây phải sơ tán và trở về nước trước thời hạn. Ngay khi tình hình ổn định trở lại, công ty cam kết sẽ nhận LĐ trở lại làm việc.

“Tối nay sẽ có một nhóm 79 lao động được bố trí bay về Việt Nam. Những lao động còn lại cũng sẽ được đưa về Việt Nam hoặc bố trí làm việc tại các công trình của công ty tại các nước khác nếu có. Những lao động này đã làm việc tại Libya từ 4-17 tháng với mức thu nhập khoảng 600-700USSD/tháng", ông Nguyễn Đức Nam - Phó Tổng Giám đốc Công ty cung ứng nguồn nhân lực Sona cho biết.

Trước đó, tháng 2.2012 khi tình hình Libya ổn định, Bộ LĐTBXH đã báo cáo Chính phủ tiếp tục thí điểm đưa lao động đi làm việc ở Libya. Theo đó, Bộ yêu cầu các doanh nghiệp khi đưa lao động sang làm việc tại Libya phải có điều khoản về bảo đảm an toàn trong trường hợp khẩn cấp.

“Doanh nghiệp phải nêu rõ phương án xử lý, trách nhiệm của các bên  trong trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng trong hợp đồng cung ứng và hợp đồng lao động”  - ông Quỳnh nói thêm.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem