95% người dân được dùng nước hợp vệ sinh

Thứ năm, ngày 02/12/2010 13:56 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Xung quanh những mục tiêu của giai đoạn này, NTNN có cuộc trao đổi với bà Hạ Thanh Hằng - Chánh Văn phòng Thường trực Chương trình Mục tiêu quốc gia về NS&VSMTNT (Bộ NN&PTNT).
Bình luận 0
img
Để đạt được mục tiêu 95% người dân nông thôn được dùng nước sạch cần sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của người dân.

Bà Hằng cho biết: Tính đến thời điểm này, Chương trình cấp nước giai đoạn 2 (2006-2010) cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, số hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế còn thấp, chỉ khoảng 42-45%. Riêng mục tiêu xây nhà tiêu hợp vệ sinh ở các hộ gia đình, trường học, trạm y tế, trụ sở UBND các xã hầu hết là không đạt được.

Như vậy, 2 mục tiêu cấp nước và VSMTNT tiếp tục có sự "lệch pha" ở giai đoạn 2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, thưa bà?

- Thực tế, hiện nay chưa có cơ chế thúc đẩy vấn đề VSMTNT. Hơn nữa, trong thực tế chúng ta cũng ưu tiên chú trọng hơn việc cấp nước cho người dân.

img Đề án "Quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2010-2020" được phê duyệt sẽ là cơ sở để các cơ quan T.Ư cũng như địa phương có căn cứ xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn trong tương lai. img

Bà Hạ Thanh Hằng

Giải pháp nào sẽ được thực hiện ở giai đoạn tới để cân đối 2 mục tiêu?

- Chúng tôi tập trung nhiều hơn vào mục tiêu vệ sinh bằng cách đa dạng hoá mô hình nhà vệ sinh; tiếp tục khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng CSXH và các tổ chức tín dụng khác... Trong đó, chúng tôi phấn đấu nâng tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh lên 70%, 60% gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, 95% người dân được dùng nước hợp vệ sinh.

Trong giai đoạn 2, việc huy động vốn tín dụng theo QĐ 62/2004 của Chính phủ đã đạt được những kết quả khả quan. Giai đoạn tới, liệu có tiếp tục chính sách này không, thưa bà?

- Bắt đầu giai đoạn 2 chính sách này đã được thực thi và phát huy rất có hiệu quả. Năm 2010 tổng dư nợ là 8.800 tỷ đồng. Giai đoạn 3, việc huy động vốn tín dụng ưu đãi là giải pháp đầu tiên trong tổng số 8 giải pháp nhằm thực hiện thành công các mục tiêu đề ra.

img
 

Giai đoạn tới, việc xã hội hoá công tác này sẽ được thực thi như thế nào, thưa bà?

- Mục tiêu đề ra của chúng tôi là vẫn tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá. Trong đó không chỉ dừng lại ở việc xã hội hoá cấp nước mà còn xã hội hoá trong quá trình quản lý vận hành, đặc biệt quan tâm sau đầu tư.

Hiện nay đã có quyết định của Thủ tướng về các chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực cấp nước nhưng quá trình thực hiện cũng gặp khó khăn. Tuy vậy, trong thời gian tới chúng tôi sẽ thí điểm ở những tỉnh có nhu cầu.

Đến năm 2015, 95% người dân nông thôn sẽ được sử dụng nước hợp vệ sinh liệu có phải là mục tiêu quá cao?

- Đây là mục tiêu của giai đoạn mới. Để đạt được mục tiêu này cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Đến nay có khoảng 60% các địa phương đã gửi kết quả ban đầu. Trên cơ sở đó, Ban Chủ nhiệm Chương trình sẽ có các đánh giá, phân tích toàn diện để xác định mục tiêu này cho sát với kết quả đánh giá của Chương trình trong giai đoạn tới và mục tiêu này có thể sẽ được điều chỉnh.

Xin cảm ơn bà!

Đồng Nai: Trám, lấp các giếng bỏ hoang

Theo Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai, để đảm bảo nguồn nước ngầm và tránh ô nhiễm, từ nay đến cuối năm 2010, Sở sẽ cùng với địa phương tiến hành trám, lấp khoảng 100 giếng đang bỏ hoang tại huyện Long Thành. Thời gian qua, Sở TN-MT đã phối hợp cùng 7 huyện, thị trong tỉnh thống kê được khoảng 1.000 giếng nước bỏ hoang tại các địa phương trên do người dân ngưng sử dụng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem