Đảng cực hữu ở Đức đã hứa sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu nếu họ giành quyền lực trong cuộc tổng tuyển cử vào mùa thu tới. Sau Brexit (Anh rời khỏi EU) có thể là "Dexit” (Đức rời khỏ EU).
Một phát ngôn viên của đảng cực hữu, nói: "Năm tới chúng tôi sẽ chiếm ưu thế trong quốc hội Đức và Dexit sẽ là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chúng tôi".
Sau sự kiện Brexit, một loạt quốc gia khác cũng đang le lói kế hoạch rút khỏi EU như Hà Lan, Đan Mạch và Pháp. Số liệu của viện nghiên cứu Emnid ở Đức cho biết, gần 70% dân số ủng hộ cải cách Liên minh châu Âu, 29% ủng hộ trưng cầu dân ý về việc Đức ra khỏi EU.
Bà Angela Merkel lo lắng sẽ xảy ra trưng cầu dân ý Đức rời khỏi EU.
Emnid cũng cho thấy ý kiến của người Đức về kết quả cuộc trưng cầu Anh ra khỏi EU. 63% số người được hỏi bày tỏ sự thất vọng về điều này, 11% hoan nghênh kết quả bỏ phiếu, 20% không có cảm xúc gì về Brexit.
Nếu xảy ra Dexit, sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Angela Merkel sẽ đứt gánh giữa đường giống như Thủ tướng Anh Cameron.
Trong khi đó, hậu Brexit, các chuyên gia thế giới cho rằng, đó sẽ là tổn thất lớn lao đối với EU. Nhà đầu tư tài chính và tỷ phú nổi tiếng Mỹ George Soros cho biết: Sự sụp đổ của Liên minh châu Âu hầu như không thể đảo ngược sau khi Vương quốc Anh ra khỏi EU.
"Bây giờ, kịch bản thảm họa mà nhiều người lo sợ đã hình thành, làm cho sự sụp đổ của EU hầu như không thể đảo ngược”, tỷ phú Soros viết trong bài bình luận đăng trên trang web của Project Syndicate.
Theo tỷ phú George Soros, sau khi rời khỏi EU, Anh có thể trở nên giàu có hơn các nước khác, hoặc cũng có thể không, nhưng nền kinh tế Anh và người dân Anh sẽ bị thiệt hại trong triển vọng trung hạn hoặc ngắn hạn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.