Ai đang cho HAGL của bầu Đức vay hơn 17.000 tỷ đồng?

Minh Minh Thứ tư, ngày 04/09/2019 12:55 PM (GMT+7)
CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) mới đây đã công bố báo cáo tài chính bán niên 2019 sau soát xét.
Bình luận 0

Theo đó, doanh thu của tập đoàn này đạt 922 tỷ đồng, giảm 68% so với cùng kỳ 2018. 

Mặc dù các loại chi phí tài chính, quản lý doanh nghiệp được tiết giảm, nhưng chi phí khác vẫn cao khiến HAGL lỗ ròng 706 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước HAGL vẫn có lãi 100 tỷ đồng. Với kết quả này, HAGL nâng lỗ lũy kế lên mức hơn 728 tỷ đồng.

img

Bầu Đức đang chật vật tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của HAGL

Giải trình về kết quả kinh doanh bết bát này, HAGL cho rằng công ty lỗ từ hoạt động kinh doanh là do doanh thu bán hàng giảm, chi phí lãi vay vẫn còn cao, phân bổ lợi thế thương mại và chi phí vận chuyển tăng. Ngoài ra, việc công ty thực hiện đánh giá lại các tài sản không hiệu quả, điều chỉnh chi phí chuyển đổi vườn cây đã khiến lỗ khác tăng cao. 

Vay nợ tài chính hơn 17.600 tỷ đồng

Tại thời điểm 30/6/2019, tổng nợ phải trả của HAGL là 32.140 tỷ đồng, trong đó nợ vay là 17.623 tỷ đồng. Chi phí trả lãi vay trong nửa đầu năm 2019 ghi nhận ở mức 684 tỷ đồng, gấp gần 3 lần lợi nhuận gộp.

Theo thuyết minh BCTC, nợ ngắn hạn của HAGL là 6.263 tỷ đồng, bao gồm: 2.205 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (đã chuyển đổi thành cổ phiếu cho THACO cuối tháng 8 vừa qua); 142 tỷ đồng trái phiếu thường và 3.916 tỷ đồng vay ngắn hạn. Còn vay dài hạn là 11.360 tỷ đồng, bao gồm: 7.347 tỷ đồng trái phiếu thường và 4.012 tỷ đồng vay dài hạn.

Các khoản vay này được HAGL thế chấp bằng các bất động sản, vườn cây cao su/cây ăn trái và lượng lớn cổ phiếu HAG/HNG. Lãi suất phải trả dao động từ 9-14%.

img

Những chủ nợ của HAGL theo số liệu trong BCTC soát xét bán niên 2019

Theo thống kê tại thời điểm cuối quý II, chủ nợ lớn nhất của HAGL là Ngân hàng BIDV với dư nợ khoảng 8.023 tỷ đồng, tiếp đến là Ngân hàng HDBank với 1.328 tỷ đồng, CTCP Ô tô Trường Hải với 1.259 tỷ đồng, Ngân hàng liên doanh Lào Việt với 1.171 tỷ đồng, Ngân hàng Sacombank với 981 tỷ đồng, Ngân hàng TPBank với 846 tỷ đồng.

Ngoài ra, HAGL vay nợ qua trái phiếu thường tại Chứng khoán Phú Gia với 930 tỷ đồng, Chứng khoán ACBS với 300 tỷ đồng, Chứng khoán Euro Capital với 270 tỷ đồng và Ngân hàng Bản Việt với 180 tỷ đồng. Cá nhân ông Nguyễn Xuân Quang và Công ty Dịch vụ và đầu tư Trustlink cho HAGL vay lần lượt 99 tỷ đồng và 93 tỷ đồng.

Với kết quả kinh doanh kém khả quan và áp lực nợ vay lớn, cổ phiếu HAG của HAGL hiện đang giao dịch ở ngưỡng đáy nhiều năm trên sàn chứng khoán. Chốt phiên 2/9, HAGL dừng tại mức 4.860 đồng/cổ phiếu, vốn hóa doanh nghiệp đạt khoảng 4.500 tỷ đồng.

Nóng trong tuần: Rạng Đông gặp vận rủi chưa từng thấy

CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL) là tâm điểm tuần qua với sự cố hỏa hoạn chiều tối 28/8.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem