Ai được Tư Mã Ý trọng dụng, khiến Gia Cát Lượng chết không nhắm mắt?

Thứ tư, ngày 25/05/2022 10:33 AM (GMT+7)
Là đối thủ mạnh nhất của Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý gây chú ý khi từng trọng dụng một người ít tên tuổi sau này giúp ông tiêu diệt Thục Hán.
Bình luận 0

Dưới thời Tam quốc, Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng là hai quân sư, nhà chính trị xuất sắc. Hai người là kỳ phùng địch thủ suốt nhiều năm. Dù Khổng Minh được ca ngợi là túc trí đa mưu, liệu sự như thần nhưng vẫn không thể hoàn toàn áp chế được Tư Mã Ý.

Điển hình là trong các cuộc Bắc Phạt, Gia Cát Lượng vô cùng khó khăn để chiếm thế thượng phong khi giao chiến với quân Tào Ngụy. Thế nhưng, Tư Mã Ý giỏi mưu lược lần lượt hóa giải các nguy cơ và khiến lực lượng của Gia Cát Lượng phải rút binh về nước.

Thậm chí, cuối cùng, Gia Cát Lượng chết trên chiến trường khi giao chiến với Tư Mã Ý. Nhiều sử gia cho rằng, Tư Mã Ý đã khiến Gia Cát Lượng chết không nhắm mắt vì không có đôi mắt nhìn người tinh tường bằng mình.

Ai được Tư Mã Ý trọng dụng, khiến Gia Cát Lượng chết không nhắm mắt? - Ảnh 1.

Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim. Ảnh: Sohu

Theo các nhà nghiên cứu, Gia Cát Lượng không giỏi nhìn người bằng Tư Mã Ý. Sinh thời, quân sư của nhà Tào Ngụy đã để mắt đến một người ít tên tuổi ở thành Lạc Dương. Sau đó, Tư Mã Ý cất nhắc, trọng dụng người này. Về sau, chính người này góp phần quan trọng vào việc tiêu diệt nhà Thục.

Người được Tư Mã Ý trọng dụng đó chính là Đặng Ngải. Gia Cát Lượng không thể ngờ rằng, nhân vật tưởng chừng vô cùng nhỏ bé này lại góp sức quan trọng cho Tư Mã Ý thực hiện mưu đồ thống nhất thiên hạ.

Ai được Tư Mã Ý trọng dụng, khiến Gia Cát Lượng chết không nhắm mắt? - Ảnh 2.

Hình ảnh nhân vật Đặng Ngải trên phim. Ảnh: Sohu

Theo các sử liệu, Đặng Ngải xuất thân trong gia đình nghèo khó. Ngay từ nhỏ, ông theo mẹ chuyển đến vùng Dĩnh Xuyên làm nông dân. Trong hơn 20 năm, ông làm một người nông dân. Thế nhưng, với sự thông minh, ham học hỏi về lĩnh vực quân sự, ông được tiến cử làm Đô Úy điển nông.

Trong một lần tới thành Lạc Dương làm việc, Đặng Ngải có cơ hội gặp mặt Tư Mã Ý. Khi gặp người này, Tư Mã Ý nhận thấy đây là một người thông minh, giỏi bày binh bố trận và có thể giúp gia tộc Tư Mã giành được thiên hạ sau này.

Vậy nên, Tư Mã Ý đề bạt Đặng Ngải làm nhân viên trong phủ Thái úy, sau thăng chức lên làm Thượng thư lang. Tiếp đến, Đặng Ngải nhậm chức Tướng lĩnh khu vực phía Tây của nhà Ngụy. Ông dẫn quân đối đầu với lực lượng Thục Hán trong nhiều cuộc chiến và lập được nhiều chiến công.

Đến năm 263 trước Công nguyên, Đặng Ngải được thăng chức lên làm Tướng Quân. Trong năm này, ông dẫn hơn 3 vạn quân tiến đánh nhà Thục. Bằng tài năng quân sự hơn người, Đặng Ngải chỉ huy quân đội giành được nhiều thắng lợi liên tiếp nên nhanh chóng tiến thẳng đến Thành Đô - kinh đô của nhà Thục.

Khi biết tin Đặng Ngải áp sát Thành Đô, hoàng đế Lưu Thiện của nhà Thục vô cùng hoảng sợ. Vì muốn bảo toàn tính mạng cho bản thân cũng như tránh cho dân chúng đổ máu nhiều hơn nên Lưu Thiện ra lệnh cho tướng sĩ mở cửa thành đầu hàng. Do đó, Đặng Ngải dẫn quân tiến vào Thành Đô, giải giáp vũ khí của quân địch và góp phần quan trong vào việc đẩy nhà Thục đến bờ vực diệt vong.

PV (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem