Ai sẽ đưa nông sản Việt vươn xa?

Minh Huệ Thứ tư, ngày 13/02/2019 19:00 PM (GMT+7)
Bộ NNPTNT đã đặt ra mục tiêu xuất khẩu nông sản năm 2019 đạt khoảng 43 tỷ USD, con số này hoàn toàn có cơ sở khi chưa bao giờ, ngành nông nghiệp lại được cả hệ thống chính trị, xã hội, nhất là các doanh nghiệp quan tâm sâu sát như hiện nay.
Bình luận 0

Những tín hiệu vui

Những xã viên của HTX sản xuất và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Tân Tiến và bà con nông dân xã Tân Tiến (An Dương, Hải Phòng) đã có một cái tết sung túc, phấn khởi bởi năm qua, những cây đậu tương rau (còn gọi là đậu nành lông), khoai sọ họ làm ra đã “cất cánh” bay sang tận các thị trường xa xôi như châu Âu, Nhật Bản.

Họ yên tâm bước sang năm thứ 3 trồng đậu tương rau, khoai sọ và quyết tâm sản xuất sạch, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật với hi vọng nhiều loại nông sản khác cũng có thể bay xa...

img

Người dân xã Tân Tiến (An Dương, Hải Phòng) chăm sóc đậu tương rau. Ảnh: I.T

Ông Nguyễn Văn Hinh - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Tân Tiến cho biết, 5 năm trước, HTX hoạt động èo uột, thậm chí có lúc phải dừng sản xuất lúa, trồng màu vì không có lãi. Tuy nhiên, nhờ sự liên kết với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hiền Lê, cánh đồng lúa hơn 20ha đã được chuyển sang trồng đậu tương.

Với quy trình sản xuất hiện đại, sản phẩm hạt đậu tương đã tách vỏ của HTX được Công ty Hiền Lê xuất khẩu thành công sang thị trường Anh, còn đậu tương nguyên quả thì được khách hàng Nhật Bản nhập khẩu hàng trăm tấn.

Cũng theo ông Hinh, trước đây cánh đồng này đã từng có lúc phải bỏ hoang. Từ khi liên kết làm ăn với doanh nghiệp, bà con đã học hỏi được quy trình sản xuất tiên tiến, nhờ trồng đậu tương nên đất đai cũng được cải tạo tốt hơn, năng suất tăng dần, đạt khoảng 300kg/sào. Với việc áp dụng máy móc vào sản xuất, bà con xã viên có thể tạo ra những mùa vụ tốt nhất.

img

 Bà Nguyễn Thị Bảo Hiền trao đổi với các chuyên gia và khách hàng Nhật Bản về sản phẩm đậu tương rau. ảnh: Thế Hải 

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Bảo Hiền - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hiền Lê cho biết, mặc dù 

Chưa bao giờ có nhiều nghị định cho nông nghiệp như hiện nay. Thúc đẩy  làm nông nghiệp thông qua thể chế là quan trọng. Chính phủ và các bộ phải làm tốt, tạo điều kiện, môi trường cho doanh nghiệp phát triển”.
Thủ tướng Nguyễn XUân Phúc

đã đầu tư vào nông nghiệp 200 tỷ đồng, nhưng đến nay công ty của bà chưa thu được lợi nhuận.

“Năm nay, Hiền Lê sẽ phát triển thêm 200ha đậu tương, dự kiến sẽ xuất khẩu 1.500 tấn đậu tương, 500 tấn khoai sọ thành phẩm và khoảng 100 tấn vải thiều cấp đông. Tôi cũng hi vọng 3-5 năm nữa, chúng tôi sẽ thu được lợi nhuận. Chúng tôi xác định, khi đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao mà muốn thu lời ngay, không tính đến hiệu quả và chất lượng thì sẽ thất bại, sẽ bỏ dở giữa chừng” – bà Hiền khẳng định.

Câu chuyện trên là ví dụ cho thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực đầu tư khó nhằn, khó đem lại lợi nhuận nhanh và lớn, thậm chí vô cùng gian khổ, nhưng nếu có sự liên kết, có sự tham gia của doanh nghiệp thì chuyện gặt hái thành công là điều hoàn toàn có thể. Hẳn nhiên là nhìn thấy tiềm năng lớn từ nông nghiệp mà những năm gần đây, nhiều “đại gia” trong ngành, ngoài ngành đã rót nhiều tỷ đồng vào đầu tư vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến như Hoà Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Masan, TH, Vingroup…

Trong đó, riêng công nghiệp chế biến, năm 2018 đã có 18 nhà máy chế biến sâu được đầu tư đưa vào hoạt động, góp phần nâng cao giá trị nông sản và giải quyết đầu ra cho nông dân.

Thúc đẩy nông nghiệp bằng thể chế

Việc đưa nông sản vào chế biến, rồi đem đi tiêu thụ không phải là điều nông dân nào cũng có thể làm được. Người nông dân Việt Nam hiện nay hầu hết vẫn đóng vai trò trực tiếp sản xuất, chưa thể trở thành “con buôn” để tự tiêu thụ nông sản của mình. Nhưng với tiềm lực về vốn, với giải pháp kinh doanh của mình, các doanh nghiệp, HTX đang là nhân tố chính đưa nông sản Việt vươn xa.

img

Nhờ tham gia trồng đậu tương rau mà người dân xã Tân Tiến (An Dương, Hải Phòng) được làm quen với quy trình sản xuất an toàn, hiện đại, thu nhập ổn định. Ảnh: I.T

Đây cũng chính là điều mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra tại hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của ngành nông nghiệp đầu tháng 1 vừa qua: Nông nghiệp sẽ khó thành công nếu không có doanh nghiệp tham gia.

Theo Thủ tướng, ngành nông nghiệp đã có một năm 2018 gặt hái nhiều thắng lợi. Sự thành công này có được là do chúng ta có nhiều doanh nghiệp, HTX được củng cố và đầu tư.  Tuy còn ít nhưng cho thấy tiến triển tốt và có thể coi là sự thành công với 50.000 doanh nghiệp, bằng 8% tổng doanh nghiệp đầu tư cả nước…

“Chưa bao giờ có nhiều nghị định cho nông nghiệp như hiện nay. Thúc đẩy  làm nông nghiệp thông qua thể chế là quan trọng. Chính phủ và các bộ phải làm tốt, tạo điều kiện, môi trường cho doanh nghiệp phát triển” - Thủ tướng nêu.

Và để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ đang tích cực đàm phán mở cửa thêm các thị trường mới, giữ ổn định các thị trường xuất khẩu truyền thống, đơn cử như việc đàm phán mở cửa xuất khẩu chính ngạch thêm 7 loại nông sản sang Trung Quốc; nghiên cứu khai thác hiệu quả cơ hội của các hiệp định tự do thương mại…

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Bộ NNPTNT sẽ đặc biệt chú trọng công tác dự báo thị trường, nhất là những thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU…; kịp thời cảnh báo các quy định về rào cản, vấn đề phát sinh có thể gặp đối với hàng xuất khẩu, tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông lâm thuỷ sản tại thị trường nước ngoài… 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem