Âm nhạc tiếng Anh không còn là số một

Đinh Đang (Theo The Guardian) Thứ sáu, ngày 17/11/2023 07:40 AM (GMT+7)
Chuyên gia nghiên cứu âm nhạc kỳ cựu nhận định, ngôn ngữ trong âm nhạc đang "dịch chuyển" khỏi tiếng Anh, vốn đứng đầu trong ngành từ lâu tới nay.
Bình luận 0

Theo The Guardian, các chuyên gia nhận định thế mạnh của âm nhạc tiếng Anh trên thị trường toàn cầu đang bắt đầu rung chuyển nhanh chóng trước sự tiến bộ của âm nhạc K-pop và Latin. Shine Shapiro, người sáng lập Viện Nghiên cứu Âm nhạc nổi tiếng của Anh mang tên "Ngoại giao Âm thanh" và đồng thời là người phụ trách chuyên ngành Âm nhạc tại đây cho rằng, ngôn ngữ trong âm nhạc đang "dịch chuyển".

Ông nói: “Từ K-pop đến nhạc reggaeton (một thể loại nhạc Latin phổ biến ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribe nổi lên từ những năm 1990), chúng ta đang bước vào một thời kỳ mới, nơi âm nhạc tiếng Anh không còn làm chủ thế giới nữa. Người nghe trên toàn thế giới đang rời xa những ngôi sao pop tiếng Anh, họ chú trọng vào nhịp điệu, vần và lời bài hát bằng ngôn ngữ của ca sĩ thể hiện".

Âm nhạc tiếng Anh không còn là số một

Âm nhạc tiếng Anh không còn là số một - Ảnh 1.

Psy là hiện tượng âm nhạc Hàn Quốc có sức lan toả mạnh trên toàn thế giới. Ảnh: IT.

The Guardian bày tỏ ca khúc "Gangnam Style" của nghệ sĩ Psy, phát hành vào năm 2012, làm điểm xuất phát để nói về sự phát triển của âm nhạc không phải tiếng Anh. Bài hát này hoàn toàn bằng tiếng Hàn, đã chiếm vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và phá vỡ các kỷ lục xem trực tuyến trên YouTube, khiến mọi người trên khắp thế giới hát theo cùng lời bài hát bằng tiếng Hàn.

Shapiro nêu quan điểm rằng, sự phát triển của nhạc K-pop và Latin chủ yếu là nhờ vào sự đầu tư của từng quốc gia. Ông nói: “Can thiệp của nhà nước có tác động mạnh mẽ, kết hợp với sáng tạo của nghệ sĩ để đưa tới kết quả là sự nổi lên của K-pop như một hiện tượng toàn cầu". 

Ông lưu ý, sau cuộc khủng hoảng ngoại hối năm 1997, Hàn Quốc đã tăng cường đầu tư vào văn hóa như một cách hỗ trợ cho phục hồi kinh tế. Cả chính phủ trung ương và địa phương đã không ngần ngại hỗ trợ, chi trả 1% ngân sách cho các ngành công nghiệp sáng tạo. Theo thời gian, văn hóa Hàn Quốc đã lan rộng sang các nước láng giềng như Nhật Bản và Trung Quốc.

Trong khi đó, âm nhạc Latin cũng đang trỗi dậy mạnh mẽ. Thành phố Medellin ở Colombia được giới thiệu như trung tâm quảng bá âm nhạc. Nước này đã thành lập Trường âm nhạc tại Medellin vào năm 1996 với mục tiêu giải quyết vấn đề bạo lực xã hội. Năm 2018, kế hoạch đầu tư vào giáo dục và đào tạo âm nhạc, do chính phủ dẫn đầu, đã được thông qua. Theo dịch vụ phát nhạc trực tuyến Spotify, Colombia đã được xếp hạng là quốc gia xuất khẩu nhiều nhạc nhất thế giới trong năm thứ hai liên tiếp vào năm ngoái. Những nghệ sĩ Latin như Shakira, Jay Balvin và Maluma đã đạt được thành công lớn trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100.

Shapiro cũng đề xuất rằng, Vương quốc Anh nên chú ý đến kế hoạch hồi sinh âm nhạc do chính phủ lãnh đạo. “Ở Anh, họ đang tiến hành kế hoạch cắt giảm hỗ trợ cho các nghệ sĩ mới. Mọi thứ từ địa điểm âm nhạc cơ sở đến âm nhạc cổ điển, giáo dục âm nhạc và hộp đêm đều đang đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem