Mấy chục năm trước, Thượng Cát nghèo lắm. Nhờ nghề làm bún mà giúp được những người nông dân nghèo vượt qua “ngày ba tháng tám”.
|
Bún Thượng Cát có mặt ở các chợ quê. |
Đột phá khâu sản xuất
Thập kỷ 90 dường như người ta không còn biết đến bún lá nữa. Người dân Thượng Cát chủ yếu làm bún thủ công với khối lượng lớn để đáp ứng nhu cầu cho thị trường. Tuy nhiên, làm thủ công vẫn rất vất vả, nặng nhọc. 25 hộ ở Thượng Cát luôn thức thâu đêm suốt sáng làm bún nhưng vẫn không kịp đáp ứng cho thị trường.
Trong năm 2010, một số hộ ở Thượng Cát đã đầu tư mua dây chuyển máy móc, áp dụng công nghệ để làm bún. Điển hình là hộ anh Nguyền Văn Thường đã đầu tư hơn 100 triệu đồng mua máy làm bún và bánh tráng; hộ anh Nguyễn Văn Luân đầu tư trên 50 triệu đồng đầu tư mua máy làm bún...
Anh Thường cho biết: “Quy trình sản xuất bún khép kín, các công đoạn hầu hết được máy móc xử ly từ ngâm, ủ gạo, nghiền bột gạo… Trước đây chúng tôi dùng củi, trấu nay sử dụng thiết bị lò nén hơi để hấp bún. Làm bún bằng máy sợi bún đều, chín và có độ dai, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nhưng để bún ngon, giữ vững thương hiệu "bún Thượng Cát" anh Thường vẫn có bí quyết pha chế để bún sản xuất ra không có vị chua, sợi trắng ăn thơm ngon. Trước đây 4 lao động trong gia đình anh Thường làm cật lực cả ngày chỉ được 100kg bún. Từ khi có máy chỉ cần 2 lao động làm trên 500kg bún/ngày. Bình quân mỗi ngày anh làm khoảng 300kg bún và 300kg bánh cuốn. Trừ chi phí lãi trên 300.000 đồng.
Cả làng được nhờ
Anh Thường cho biết thêm: Từ khi gia đình anh có máy thì hơn 20 hộ làm bún trong thôn đưa gạo đến nhờ anh làm, tiền công cũng khá rẻ, 1.000 đồng/ kg gạo. Theo anh Thường có những thời điểm làm bún không kịp bán ra thị trường. Nhà nào có đám cưới, đảm hỏi phải đặt hàng trước. Ngày lễ, mỗi ngày Thượng Cát cung cấp cho thị trường 1 tấn bún. Hiện nay bún Thượng Cát đang mở rộng địa bàn tiêu thụ ra các huyện lân cận như Anh Sơn, Con Cuông, Yên Thành…
Ngày lễ, mỗi ngày Thượng Cát cung cấp ra thị trường 1 tấn bún. Hiện nay bún Thượng Cát đang mở rộng địa bàn tiêu thụ ra các huyện lân cận như Anh Sơn, Con Cuông, Yên Thành…
Khá nhiều hộ ở Thượng Cát hàng ngày nhập bún của anh Thường đưa đi bán lẻ. Như anh Nguyễn Đức Thọ mỗi ngày nhập khoảng 100kg bún với giá 6.000 đồng/kg, đem đi bán lẻ các chợ với giá 8.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi trên 150.000 đồng/ngày.
Hộ anh Nguyễn Văn Hợi - một trong những hộ cận nghèo, hàng ngày đến nhập trên 100kg bánh cuốn và bún đưa đi bán ở các chợ, mỗi ngày lãi trên 200.000 đồng. Từ nghề bán bún mà anh đã có tiền nuôi con ăn học. Anh dự định năm 2012 này sẽ xây căn nhà mới.
Anh Nguyễn Bá Tân - Chủ tịch UBND xã Tân Sơn cho biết: Tân Sơn đang khuyến khích người dân mua sắm thêm máy móc hiện đại để mở mang nghề làm bún bánh. Thượng Cát có hơn 100 hộ, nhưng mới chỉ có 25 hộ theo nghề này. Nghề bún đang đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân.
Tiến Dũng - Văn Trường
Vui lòng nhập nội dung bình luận.