Ẩm thực Việt Nam: Những món cơm độc đáo, nghe là muốn nếm thử ngay
Những món cơm độc đáo, nghe là muốn nếm thử ngay
Duy Hoàng (tổng hợp)
Thứ ba, ngày 27/02/2024 10:31 AM (GMT+7)
Trong nền ẩm thực Việt Nam, cơm có lẽ là món ăn thân thuộc nhất. Món ăn thường ngày lại được chế biến thành nhiều cách khác nhau. Trong đó có nhiều loại cơm nghe tên ngộ nghĩnh và hương vị lại độc đáo, ngon miệng.
Món ăn có cái tên nghe đáng yêu hết sức này thực chất là món cơm gà chiên giòn. Điều khác biệt là sau khi bày lên dĩa, phần cơm và thịt gà được trùm lên một chiếc mền được làm từ... trứng. Gà chiên giòn thơm, ăn với cơm, hành tây chiên, dưa chuột thái lát mỏng và nước chấm sẽ có hương vị, món ăn khiến thực khách no nê và ấm áp.
Bên cạnh tạo hình độc đáo, cơm gà trùm mềm còn nổi tiếng nhờ vào hương vị thơm ngon khó cưỡng.
Ẩm thực Việt Nam: Cơm muối
Cơm trắng với muối những tưởng là món ta ăn khi chẳng còn gì để ăn, nhưng trong mắt người Huế lại có vị thế chẳng thua gì "bát trân, tứ bửu" sang quý. Đây là một trong những món ăn thuộc hàng quý tộc thường chỉ được dâng lên cho vua, chúa ngày xưa.
Muối Huế được chia thành 3 loại, có thể chế biến được tới mấy chục món ăn, trong đó muối thực vật với muối mè, muối đậu phụng, muối tiêu, muối ớt, muối mơ, muối chanh... hay muối cá, cá thu, cá rô đồng, cá bống, cá nục, muối thịt, với thịt heo, bò, gà, dê… Các loại muối có đủ các vị đắng, cay, chua, mặn, ngọt, bùi. Còn gạo để nấu cơm trong bữa tiệc muối cung đình phải là loại gạo tiến vua nổi tiếng là gạo de An Cựu. Cơm muối phải được nấu từ nồi đất của làng Phước Tích, bảo đảm hạt gạo chín nhưng không nứt nở, khô mà không sống sượng.
Ẩm thực Việt Nam: Cơm huyết rồng
Món cơm có tên gọi đậm chất "kiếm hiệp" này là đặc sản của tỉnh Đồng Tháp. Tên món cơm được đặt theo tên của gạo huyết rồng, một loại gạo rất ngon và có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Cơm được nấu từ gạo huyết rồng là loại gạo hạt thon dài, nhỏ, trong, có màu đỏ; muối mè và hạt sen được bọc trong lá sen, sau đó đem hấp chín. Khi cơm chín, hạt sen màu trắng kết hợp với muối mè đen và nền cơm đỏ, trông rất bắt mắt. Không chỉ có thế, cơm gói lá sen rất ngon, càng nhai càng ngọt, bùi bùi và phảng phất hương thơm của sen.
"Sà bì chưởng" - tên gọi rất kêu, thường khiến người ta ngộ nhận về một môn phái võ công cao cường tại TPHCM. Thế nhưng, thực chất đây chỉ là cách chơi chữ gọi món cơm tấm cùng món ăn kèm "sườn bì chả".
Cơm được nấu từ gạo tấm, với sườn tươi được ướp đậm đà, thiên ngọt, thịt mềm vừa đủ nên thực khách dễ dàng xắn từng miếng. Chả đúc trứng mềm mại, như tan trong miệng khi ăn.
Ngoài ra, cơm tấm còn có thể ăn kèm lạp xưởng, trứng khô, trứng ốp la… Rau ăn kèm thường được xào, hoặc muối chua để cgiải ngấy. Cơm tấm tơi từng hạt, rưới mỡ hành, ăn cùng sườn, trứng, bì... hòa quyện nước mắm ngọt cay.
Ẩm thực Việt Nam: Cơm cháy Ninh Bình
Du lịch Ninh Bình mà là một món ngon lạ khi đến với vùng đất này. Tuy đơn giản nhưng món đặc sản cơm Việt Nam này đã luôn được xem là món ăn được lòng không chỉ các chị em phụ nữ mà ngay cả cánh mày râu cũng rất ưa thích.
Nếu như món cơm cháy ở những vùng khác thường được ăn kèm với ruốc mặn thì cơm cháy Ninh Bình lại ăn cùng một loại nước sốt được chế biến khá cầu kỳ. Thông thường, phần nước sốt này sẽ có thịt dê, thịt bò hoặc tim cật heo xào với hành tây, cà rốt và một số gia vị khác để tạo vị cay, sánh mịn giúp tăng thêm sự đậm đà cho miếng cơm cháy.
Khi ăn, du khách có thể chấm cơm vào chén nước sốt hoặc rưới lên trên đều được. Từng miếng cơm cháy giòn rụm kết hợp cùng thứ nước sốt đậm đà đảm bảo khiến bạn ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Ẩm thực Việt Nam: Cơm niêu đập
Người Việt từ xưa đều cho rằng nồi đất nấu ăn là ngon và giữ lại nhiều hương vị nhất, vì vậy nhiều món ăn được nấu bằng nồi niêu đã trở thành đặc sản nổi tiếng.
Cơm niêu đập đúng như cái tên, người ta không chỉ nấu cơm trong nồi niêu mà trước khi ăn, người phục vụ sẽ gõ nhẹ chiếc búa nhỏ vào niêu khiến từng mảnh đất nung vỡ vụn và rơi xuống. Thứ còn lại chính là ổ cơm với lớp cháy giòn mỏng bên ngoài và những hạt cơm mềm mịn ngon lành bên trong.
Cơm niêu ăn cùng những món ăn gia đình truyền thống như cá kho tộ, cà pháo chấm mắm tôm, canh cua mồng tơi… là ngon nhất.
Ẩm thực Việt Nam: Cơm dừa Bến Tre
Xứ dừa Bến Tre không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm kẹo dừa, rượu dừa, qua bàn tay tinh tế của người dân nơi đây biến món cơm dân dã hằng ngày trở thành một đặc sản.
Để có được món cơm dừa ngon phải mất gần hai tiếng. Những trái dừa xiêm được cắt ngang một phần trên đầu quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy lại. Gạo ngon vo sạch bằng nước rồi sau đó vo lại nước cuối cùng bằng nước dừa, để ráo nước. Cho gạo vào trong trái dừa rồi đổ lượng nước dừa vào vừa đủ, đậy nắp lại cho kín.
Cơm dừa nấu với nước dừa được hấp cách thủy trong nồi nên hương thơm, vị ngọt đều kết đọng lại trong mỗi hạt cơm. Khi cơm chín hơi ngả màu vàng nhạt do bị thấm hơi dầu từ cơm quả dừa. Cơm dừa ăn có vị beo béo nên ăn nóng mới ngon.
Cái thú khi ăn cơm dừa là ăn trực tiếp trên trái dừa, không phải ăn bằng chén. Với trái dừa xinh xắn trắng ngà, mùi thơm của dừa hòa quyện cùng làn khói bốc lên làm cho tất cả các giác quan đều hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.