Trang mạng Khoa học và công nghệ Quốc phòng của Trung Quốc đưa tin, Hải
quân Ấn Độ đã đệ trình kế hoạch ngân sách bổ sung trị giá 160 tỷ rupee
(tương đương 2,66 tỷ USD) lên Chính phủ nước này, nhằm tiếp tục hoàn
thiện dự án tàu sân bay nội địa đầu tiên Vikrant (còn gọi là công trình
71) của nước này trong khoảng thời gian từ 2-3 năm tới.
Theo nguồn tin chính thức cho biết, Ủy ban An ninh Nội các Ấn Độ do Thủ tướng Chính phủ Narendra Modi đứng đầu dự kiến sẽ đưa ra một quyết định khẩn cấp để khôi phục việc xây dựng dự án tàu sân bay Vikrant trong giai đoạn 2 và 3. Hiện nay, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ có lượng giãn nước khoảng 40.000 tấn đang đóng tại Xưởng đóng tàu Cochin ở miền nam Ấn Độ.
Tàu sân bay Vikrant của Ấn Độ
Chiếc tàu sân bay Vikrant được hạ thủy tại Xưởng đóng tàu Cochin, đồng thời được đặt tên là Vikrant. Theo nguồn tin từ quan chức cấp cao của Cục thiết kế hải quân Ấn Độ (NDB) cho biết, hiện con tàu này đã hoàn thiện được 75%. Tuy nhiên, gần đây do hết ngân sách kinh phí, vì vậy công việc hoàn thành tàu sân bay này đã bị đình chỉ, bao gồm việc lắp đặt hệ thống radar, thiết bị cảm biến, hệ thống vũ khí…
Ban đầu, ngân sách dự kiến cho dự án tàu sân bay này khoảng 35-40 tỷ rupee, nhưng giá thành sản xuất của nó ngày càng tăng, tổng trị giá ước tính khoảng 240-250 tỷ rupee.
Quan chức Hải quân Ấn Độ đã cảnh báo rằng, nếu kinh phí tiếp tục trì hoãn thì giá thành sản xuất tàu sân bay Vikrant sẽ tiếp tục tăng cao, rất khó có thể hoàn thành mục tiêu đề ra là bàn giao tàu sân bay trong giai đoạn từ năm 2017-2018.
Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Youxi từng cho biết, do các vấn đề tài chính, rào cản kỹ thuật và việc vận chuyển động cơ gặp trục trặc nên đã ảnh hưởng phần nào tiến độ đóng tàu sân bay. Tàu sân bay này được bắt đầu khởi công từ năm 2008 tại Xưởng đóng tàu Cochin, kế hoạch ban đầu là hoàn thành vào năm 2014, nhưng do một số nguyên nhân nên đã trì hoãn thời gian bàn giao tới 2017-2018.
Hiện, Hải quân Ấn Độ đang sở hữu 2 tàu sân bay gồm tàu sân bay Vikramaditya (nguyên là tàu sân bay Đô đốc Gorshkov) mua của Nga và tàu sân bay Virrat mua của Anh.
Bạch Dương (Bạch Dương)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.