Phụ nữ Ấn Độ thường xuyên sống trong cảnh bị bạo hành và chà đạp. Ảnh: Reuters.
Tháng 8.2016, chính phủ Ấn Độ đã phải ban hành bộ Kit “Chào mừng du khách”, yêu cầu các nữ du khách không nên mặc váy khi đến Ấn Độ, như một biện pháp ngăn chặn các vụ hiếp dâm tràn lan nhằm vào phụ nữ.
Một phần nội dung trên bộ kit nêu “một số vùng của Ấn Độ, đặc biệt là các thị trấn và làng mạc nhỏ vẫn có những yêu cầu khắt khe về quần áo. Vì thế, hãy tìm hiểu phong tục địa phương trước khi đến tham quan những nơi như vậy”.
Quan trọng hơn, nhiều nơi trên Ấn Độ vẫn áp đặt trách nhiệm lên người phụ nữ chứ không phải đàn ông. Ranjana Kumari, giám đốc Trung tâm Delhi về nghiên cứu xã hội cho biết quốc gia này mắc “hội chứng đổ lỗi cho phụ nữ” vì những gì họ mặc hay những nơi họ đi. Bởi thế, nếu một vụ hiếp dâm xảy ra, lỗi là ở người phụ nữ do “ăn mặc khêu gợi” hoặc “gây kích thích đối với người khác giới”.
Ấn Độ không phải quốc gia duy nhất ban hành quy tắc ăn mặc cho du khách nữ. Trong nhiều năm qua, Các Tiểu vương quốc Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ đều yêu cầu du khách chỉnh đốn trang phục trước khi du lịch. “Hãy nhạy cảm với văn hoá Hồi giáo để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra”, Cục Lãnh sự Mỹ khuyến cáo du khách đến Oman.
Các chuyên gia cho biết sự mất cân bằng giới tính cũng là lý do khiến nạn hiếp dâm phổ biến tại Ấn Độ với tỷ lệ nam nữ là 112:100, theo Daily Beast. Mặc dù Trung Quốc cũng là quốc gia mất cân bằng giới tính nhưng đàn ông nước này vẫn phần nào có xu hướng "cư xử nhẹ nhàng" với phụ nữ xung quanh. Tại Ấn Độ, người phụ nữ ở vị trí thấp hơn hẳn so với đàn ông, cùng quan điểm: “Không có sinh vật nào tội lỗi hơn phụ nữ. Họ là chất độc, là loài rắn”.
Cuộc biểu tình với khẩu hiệu: “Hãy treo cổ những kẻ hiếp dâm”. Ảnh: Hindu Human Rights.
Theo số liệu thống kê của tổ chức Amnesty International, cứ khoảng 15 phút lại có một phụ nữ bị cưỡng hiếp tại Ấn Độ, chỉ tính riêng các trường hợp được trình báo. Con số thực sự thậm chí còn lớn gấp hàng chục, hàng trăm lần trong suốt cả năm.
Phần lớn trong số đó đều là các vụ hiếp dâm tập thể như một du khách Đan Mạch 52 tuổi bị 5 người đàn ông cưỡng bức năm 2014 ở New Delhi, nữ du khách Nhật Bản bị 5 người bắt giữ và giam cầm hay kinh khủng nhất là một sinh viên trường y bị cưỡng bức và sát hại năm 2012.
Đây cũng chính là điều khiến Ấn Độ mất điểm trong mắt du khách, khi lượng du khách nữ tới đất nước này đã sụt giảm mạnh trong vòng 5 năm trở lại đây.
Hải Thu (VNE)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.