An quý hưng
-
Việc Tổng Công ty cổ phần XNK xây dựng Việt Nam (Vinaconex), một doanh nghiệp trong nhóm “tứ đại gia” xây dựng ở Việt Nam, có giá trị vốn hóa trên 10 nghìn tỷ đồng, bỗng nhiên trở thành “công ty con” của một doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu gần 1 nghìn tỷ đồng là câu hỏi đến nay chưa có lời giải hợp lý. Đáng chú ý, bản cân đối kế toán năm 2018 của An Quý Hưng đã bộc lộ một số bằng chứng về nguồn tiền này.
-
Mới đây, TAND quận Đống Đa có quyết định việc buộc Vinaconex dừng thực hiện nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 11.1.2019 cho đến khi có quyết định cuối cùng của Tòa. Quyết định này trong bối cảnh nhiều cổ đông lớn của Vinaconex chỉ ra các thành viên đại diện cho An Quý Hưng thực hiện hàng loạt kế hoạch sử dụng vốn không hợp lý, gây về rủi ro tài chính lớn cho Công ty.
-
Chiều 1.4, Tổng công ty CP Vinaconex tổ chức buổi công bố thông tin liên quan tới việc Toà án nhân dân quận Đống Đa (TP.Hà Nội) ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2019/QĐ-BPKCT buộc Vinaconex tạm dừng thực hiện Nghị quyết số 01 về đại hội cổ đông bất thường.
-
Cơ cấu cổ đông mới của Vinaconex hậu thoái vốn nhà nước đang cho thấy dấu hiệu không ổn định.
-
Việc hai cổ đông lớn là Cường Vũ và Star Invest gửi đơn yêu cầu Toà án nhân dân quận Đống Đa áp dụng biện pháp khẩn cấp với Vinaconex và phản pháo của Vinaconex ngay sau đó cho thấy những xung đột lợi ích giữa các nhóm cổ đông. Sau cổ phần hoá, Vinaconex bị chia thành 2 phe và "nội chiến" chính thức nổ ra khi lợi ích giữa các nhóm cổ đông bị xung đột.
-
Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex của đại gia Đào Ngọc Thanh bất ngờ muốn mua vào gần 23,6 triệu cổ phiếu quỹ trong 2 quý đầu năm 2019. Mua lại cổ phiếu quỹ sẽ mang lại lợi ích cho các cổ đông lớn của Vinaconex?
-
Sự liên kết của nhóm đại gia bất động sản G7 nhằm "thâu tóm" Vinaconex, trong đó An Quý Hưng và ông Đào Ngọc Thanh, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Ecopark, đã lộ diện. Mục đích của nhóm đại gia bất động sản G7 với Vinaconex cũng đã rõ, đó là sự nắm quyền tuyệt đối từ vị trí chủ tịch tới tổng giám đốc. Vấn đề còn lại là tương lai của Vinaconex ra sao khi dưới sự điều hành của nhóm đại gia bất động sản này?
-
Mạnh tay chi hơn 7.000 tỉ đồng để thâu tóm quyền lực tại Vinaconex, thông tin về nhóm cổ đông An Quý Hưng gây xôn xao giới đầu tư và nhiều nghi vấn được đặt ra. Nhất là thời điểm trước khi Vinaconex bán đấu giá cổ phần của SCIC và Viettel, giới đầu tư bất động sản đã đồn đoán về nhóm đại gia bất động sản G7 ở Hà Nội.
-
Bản chất sự việc “thâu tóm” Vinaconex ngày càng được lộ diện, nhân tố Nguyễn Xuân Đông, chủ công ty An Quý Hưng chi hơn 7.000 tỉ đồng chấn động toàn thị trường chứng khoán vừa qua chỉ đóng thế người “đi chợ”?
-
Những quỹ đất “khủng” mà Vinaconex đang sở hữu sẽ hứa hẹn là cơ hội đầu tư chiến lược và dự định xây dựng các khu đô thị kiểu mẫu tầm cỡ quốc tế của nhóm HĐQT mới của Vinaconex là những đại gia có tiếng của ngành xây dựng và bất động sản.