An toàn thực phẩm cuối năm: "Đánh" thẳng túi tiền của người vi phạm

An Nhiên Thứ sáu, ngày 07/12/2018 13:30 PM (GMT+7)
Không còn nhắc nhở hay cảnh cáo, việc xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được quy định trong Nghị định 115/2018 đã đánh thẳng vào túi tiền của đối tượng vi phạm để kéo giảm và ngăn chặn tình trạng này.
Bình luận 0

Nhiều chế tài nặng

Nghị định 115/2018 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (hiệu lực từ ngày 20.10.2018) có những điểm thay đổi rất lớn so với Nghị định 178/2013 là quy định phạt tiền và tăng mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. 

img

 Sẽ tăng mức phạt tiền với những cơ sở, đối tượng vi phạm an toàn thực phẩm. ảnh tư liệu

Với những lỗi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, đối tượng hoặc doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt cao nhất lên đến 100 triệu đồng. Ngoài ra, với những hành vi vi phạm không có quy định phạt tiền cụ thể mà phạt theo phần trăm giá trị hàng hóa thì mức phạt sẽ tăng lên gấp hai lần tổng giá trị hàng hóa.

Bên cạnh đó, tại Điều 4 của Nghị định 115, vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm có thể bị phạt tiền từ 5 - 7 lần giá trị sản phẩm trong trường hợp áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung tiền phạt nhưng còn thấp hơn 7 lần giá trị sản phẩm vi phạm. Như vậy, quy định phạt tiền này tại nghị định mới đang gấp đôi mức phạt cũ.

Theo Nghị định 115, hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không có cảnh cáo. Tăng mức phạt tiền ở các hành vi, tối đa đến 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm (trước chỉ 3,5 lần). Chẳng hạn, hành vi sử dụng động vật chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y để sản xuất, chế biến thực phẩm thay vì bị phạt tiền bằng 80-100% tổng giá trị, tăng lên 2 lần và bỏ mức trần 100 triệu đồng. Khung phạt tiền với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng là 80-100 triệu đồng, thay cho mức 70 triệu đồng.

Nghị định mới cũng quy định nhiều hành vi bị xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Ngoài ra cơ sở vi phạm bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm. Cơ sở vi phạm cũng bị buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm, tiêu hủy thực phẩm, chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm. Đơn vị phải nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn...

Nghị định 115 có thêm quy định về hậu kiểm nhằm phù hợp với phương thức quản lý thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Tăng cường hậu kiểm

Lý giải về những quy định mới trong Nghị định 115, PGS- TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực

Tăng cường xử phạt là một điều kiện cần, nhưng không phải là chìa khóa vạn năng, mà cần phải làm sao phát triển được nhiều thực phẩm sạch. Mục tiêu cao nhất vẫn là làm sao để cho người dân sử dụng được thực phẩm sạch”.
Bà Phạm Khánh Phong Lan

phẩm (Bộ Y tế) cho biết, quyền của doanh nghiệp lớn hơn thì trách nhiệm của doanh nghiệp cũng phải lớn hơn. Các địa phương cần tăng cường công tác hậu kiểm. Nếu phát hiện doanh nghiệp tự công bố an toàn thực phẩm không đúng mức giới hạn thì phải buộc doanh nghiệp tự thu hồi toàn bộ sản phẩm và phạt tiền. Tất cả những hoạt động đó phải làm quyết liệt, tạo thông thoáng cho doanh nghiệp nhưng vẫn phải bảo đảm được sức khỏe của cộng đồng.

“Các địa phương cần tập trung vào các sản phẩm, lĩnh vực do ngành y tế quản lý, chú trọng đến các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, thức ăn đường phố… đặc biệt trong thời điểm gần kề Tết âm lịch” – ông Phong nhấn mạnh.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.Hồ Chí Minh, các quy định luật pháp đưa ra không chỉ nhằm xử phạt mà còn tăng cường khuyến khích người dân sử dụng thực phẩm an toàn, bảo vệ cho người dân. Trong suốt những năm qua, Nghị định 178/2013 đã tạo cơ sở rất nhiều cho quá trình thanh kiểm tra, nhưng tình hình thực tế ngày càng biến đổi, những vi phạm về an toàn thực phẩm ngày càng tinh vi, nghiêm trọng hơn trong khi mức xử phạt chưa tương xứng, chưa đủ sức răn đe. 

Những quy định mới sẽ giúp cơ quan quản lý bớt tiền kiểm, tăng hậu kiểm, tăng mức xử lý vi phạm, tuy nhiên khi áp dụng cần linh hoạt theo từng trường hợp cụ thể chứ không thể cứng nhắc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem