Tuy nhiên, trên thực tế, đó lại chính là các tác phẩm nghệ thuật thực sự. Ẩn đằng sau cách thể hiện tưởng chừng thô thiển ấy là cái nhìn tương đối sắc sảo trước những biến đổi về chính trị và xã hội ở Nhật Bản.
Không ai biết chính xác danh tính của người đã tạo ra chúng, người ta chỉ biết rằng He-gassen mô tả cảnh 2 phe quyết "ăn thua đủ" với nhau bằng những màn "xì hơi" về phía đối phương.
Cũng giống như các họa sĩ thời kỳ Phục Hưng thường để lại ẩn ý sâu xa trong mỗi tác phẩm, ý nghĩa đằng sau hành động "vô duyên" đó cho thấy sự thâm thúy của tác giả khi khắc họa tính dữ dội trong cách phản ứng của người dân trước sự xâm nhập của châu Âu vào Nhật Bản trong thời Edo – khoảng giữa năm 1603 đến năm 1868.
Để hiểu được ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm thông qua loạt tranh biếm họa He-Gassen, chúng ta phải căn cứ vào tình hình chính trị, xã hội thời điểm đó, các nhà khoa học cho biết.
Đây là thời đại của chế độ Mạc phủ Tokugawa, đặc trưng bởi sự e ngại đạo Ki-tô. Mạc phủ Tokugawa đã sử dụng những biện pháp đàn áp với mức độ ngày càng tăng, đạo Ki-tô hoàn toàn bị cấm tại Nhật, những tín đồ Ki-tô giáo người Nhật Bản thì bị hành hình.
Vào giữa thế kỷ 17, trừ Trung Quốc và một nhóm thương nhân Anh, bất kỳ người châu Âu nào đặt chân đến Nhật Bản đều bị bắt giữ và hành quyết không cần qua xét xử.
Bằng bút pháp châm biếm, tư tưởng "bài ngoại" của đất nước Nhật Bản cuối thời Edo đã được mô tả chi tiết qua He-Gassen.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.