Ngày 25.5, trao đổi với Dân Việt, thầy Đỗ Xuân Thưởng – Hiệu trưởng Tiểu học Nguyễn Đức Thiệu cho biết, mô hình này nhằm giáo dục biển đảo và lồng ghép biển đảo qua các môn học cho học sinh của trường. Đây không chỉ là mô hình để xem mà còn là hình ảnh toàn cảnh đất nước Việt Nam, giúp các em học sinh hiểu và yêu hơn quê hương mình.
Mô hình như một bức tranh thu nhỏ về biển đảo Việt Nam với đầy đủ các đảo, quần đảo nằm trong hải phận thuộc chủ quyền của nước ta.
Được biết, mô hình biển đảo tại trường Tiểu học Nguyễn Đức Thiệu có diện tích 100m2 được khởi công xây dựng vào tháng 11.2014 và hoàn thành vào cuối năm 2014, tổng kinh phí trên 60 triệu đồng từ nguồn tiền hỗ trợ của các nhà hảo tâm và phụ huynh học sinh trong trường.
Thầy Thưởng cho biết thêm, từ khi mô hình này được xây dựng, trường đã tổ chức trên 20 lượt giáo dục đến học sinh trong trường, ngoài ra các trường tiểu học khác trên địa bàn huyện Đại Lộc cũng đưa học sinh đến đây để giáo dục. Và mới đây, ngành giáo dục huyện Đại Lộc đã tổ chức thực hiện chuyên đề giáo dục về biển đảo cho các thầy cô và học sinh đến từ 25 trường tiểu học trên địa bàn huyện..
“Mô hình như một bức tranh thu nhỏ về biển đảo Việt Nam với đầy đủ các đảo, quần đảo nằm trong hải phận thuộc chủ quyền của nước ta. Bên cạnh đó là những đảo của các nước bạn, giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về ranh giới hải phận. Nổi bật hơn, trên sa bàn còn có cột mốc chủ quyền biển đảo nước ta ở 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đảo Phú Quốc, nhà giàn DK1... Đây là mô hình đầu tiên trên địa bàn huyện cũng như của tỉnh…”, thầy Thưởng khẳng định.
Chùm ảnh: Mô hình giáo dục về biển đảo trong trường học ở Quảng Nam
Khẳng định các quần đào Hoàng Sa, Trường Sa… là của Việt Nam.
Nhiều học sinh và giáo viên các trường trên địa bàn huyện Đại Lộc về đây tham quan mô hình độc đáo này.
Việc xây dựng việc xây dựng mô hình biển đảo này đã giúp giáo viên lồng ghép các môn học về giáo dục biển đảo cho học sinh hiệu quả cao hơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.