Theo nguồn tin Bloomberg, những trái phiếu này sẽ được đáo hạn vào năm 2027, điểm cơ bản sẽ tăng từ 95 – 100 điểm (từ 0,95 - 1% lãi suất) so với trái phiếu kho bạc. Quá trình bán trái phiếu sẽ được tổ chức bởi Ngân hàng đa quốc gia Bank of America, Goldman Sachs và hãng dịch vụ tài chính JPMorgan Chase.
"Trái phiếu xanh" giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc xác định các dự án thân thiện với môi trường. Phía Apple cho hay, toàn bộ số tiền thu được sẽ được thực hiện theo Nguyên tắc Trái phiếu Xanh. Các dự án được tài trợ từ trái phiếu sẽ được Lisa Jackson - Phó Chủ tịch mảng Môi trường, Chính sách và Sáng kiến của Apple phê duyệt.
Trụ sở Apple Park mới cũng sử dụng tấm năng lượng mặt trời, thân thiện với môi trường.
Apple cũng cho biết thêm, thỏa thuận này sẽ góp phần hỗ trợ kế hoạch cho chuỗi cung ứng khép kín, trong đó, các sản phẩm sẽ được thực hiện hoàn toàn bằng cách sử dụng các vật liệu tái chế. Trước đó, tập đoàn này đã tiết lộ ý tưởng trên vào tháng 4 với robot tái chế iPhone có tên “Liam”.
Trong thời gian từ nay đến năm 2027, Apple sẽ vận hành công ty bằng cách sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo cũng như tăng cường đầu tư vào các dự án sử dụng năng lượng mặt trời, khí sinh học và thủy điện tại Mỹ và nhiều quốc gia khác. Trên thực tế, trụ sở mới của “Táo Khuyết” là Apple Park cũng đang sử dụng tấm lợp hấp thụ năng lượng mặt trời và bổ sung thêm bằng pin nhiên liệu.
Trước đó, lượt trái phiếu đầu tiên được “ông trùm” này tung ra là vào năm 2016 với giá trị 1,5 tỷ USD. Trong tháng 3 vừa qua, Apple đã sử dụng 441,5 triệu USD trong số này để tài trợ vốn cho các dự án làm giảm tác động của con người tới khí hậu.
Mới đây, “Nhà Táo” cũng là một trong nhiều tập đoàn của Mỹ hứa hẹn sẽ tiếp tục ủng hộ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu bất chấp động thái rút lui của tổng thống nước này – Donald Trump.
Nhiều ý kiến cho rằng cách kiếm tiền “bẩn” 80.000 USD/tháng là khó chấp nhận, nhưng có người đặt vấn đề liệu Apple...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.