Trong một tuyên bố, Người phát ngôn John Kirby nêu rõ: "Cho dù Bộ Tư pháp đã đưa ra thông cáo nhưng Bộ Ngoại giao dự kiến vẫn sẽ tiến hành một cuộc rà soát nội bộ. Tôi không thể cung cấp thông tin cụ thể về cuộc điều tra của bộ, trong đó có thông tin nào mà chúng tôi sẽ đánh giá. Chúng tôi dự kiến sẽ tiến hành càng nhanh càng tốt, nhưng sẽ không đưa ra thời hạn chót nào về tiến trình điều tra. Mục tiêu của chúng tôi là càng minh bạch kết quả càng tốt, trong khi tuân thủ các nghĩa vụ về pháp lý".
Bà Hillary Clinton.
Trước đó, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Corney khẳng định FBI không tìm thấy chứng cứ về việc bà Hillary đã cố ý làm sai trong việc sử dụng email cá nhân vào xử lý công việc khi còn làm Ngoại trưởng Mỹ và do đó không kiến nghị Bộ Tư pháp Mỹ truy tố bà. Ngày 6.7, Bộ Tư pháp Mỹ đã chấp nhận khuyến nghị của FBI.
Giám đốc FBI James Comey hôm 6.7 cho một ủy ban của Hạ viện biết rằng sau cuộc điều tra kéo dài một năm, những nhà điều tra kết luận không có bằng chứng cho thấy bà Clinton, giờ là ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, hay những phụ tá của bà có ý định phạm luật chống lại việc tiết lộ những tài liệu mật của Mỹ. Những nhà điều tra tìm thấy 113 tài liệu mật trong hơn 30.000 email của bà Clinton mà họ xem lại trong khoảng thời gian từ năm 2009 tới năm 2013 khi bà Clinton là nhà ngoại giao hàng đầu của đất nước.
Ông Comey cũng nói rằng việc truy tố bà Clinton là không thỏa đáng theo một luật của Mỹ năm 1917 xác định "sự cẩu thả nghiêm trọng" là một tội hình sự. Ông cho biết luật này chỉ mới được sử dụng một lần để đưa ra cáo buộc trong một vụ gián điệp, và rằng những công tố viên của Bộ Tư pháp "có những lo ngại nghiêm trọng về việc liệu truy tố một người nào đó về sự cẩu thả nghiêm trọng có phải là điều thỏa đáng hay không."
Vui lòng nhập nội dung bình luận.