Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển công nghiệp bền vững: “Chạm tay” vào chuỗi giá trị toàn cầu
Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển công nghiệp bền vững: “Chạm tay” vào chuỗi giá trị toàn cầu
An Phú
Thứ năm, ngày 23/07/2020 12:19 PM (GMT+7)
Định hướng phát triển công nghiệp bền vững, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BRVT) đã xây dựng 15 khu công nghiệp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tỉnh ưu tiên các doanh nghiệp (DN)đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ, chủ động giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Theo đánh giá của Sở Công Thương BRVT, việc thu hút các dự án đầu tư ngành công nghệ hỗ trợ của tỉnh vẫn còn chậm. Công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò dẫn dắt, tỷ lệ nội địa hóa còn ở mức thấp. Quy mô và năng lực cạnh tranh của các DN còn yếu, chưa đủ lực để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, nhất là khi trình độ công nghệ còn khoảng cách so với các nước trong khu vực.
Ông Nguyễn Anh Triết - Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh BRVT cho biết, tỉnh sẽ điều chỉnh danh mục các dự án ưu tiên và kêu gọi đầu tư. Đặc biệt, khuyến khích các dự án đầu tư vào 3 lĩnh vực CNHT ưu tiên gồm: CNHT ngành cơ khí (phục vụ cho ngành đóng tàu, ngành dịch vụ khai thác và chế biến dầu khí, ngành chế tạo sản phẩm tiêu dùng); CNHT ngành điện - điện tử; CNHT ngành hóa chất sản xuất linh kiện điện tử…
Đến nay, số DN thành lập mới trong lĩnh vực công nghệ hộ trợ còn rất thấp, phần lớn là các DN chế biến chế tạo thuộc các ngành công nghiệp nặng, chưa có DN tạo ra sản phẩm cuối cùng nên việc phát triển ngành công nghệ hộ trợ gặp nhiều khó khăn. Toàn tỉnh hiện có đến 13 nhóm mặt hàng vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc, gồm: Máy móc thiết bị, hóa chất, nguyên liệu giày da, may mặc, hàng tiêu dùng, nguyên liệu hải sản, bao bì, khí công nghiệp, nguyên liệu gạch men, phân bón…
Ông Huỳnh Trung Sơn - Trưởng phòng Quản lý công nghiệp, Sở Công Thương cho biết, mặc dù đã có những văn bản quy phạm pháp luật và những chương trình hỗ trợ của tỉnh nhưng việc thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghệ hộ trợ còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do còn tồn tại một số vấn đề để tạo ra các cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy công nghệ hỗ trợ phát triển. Ví dụ như: Chính sách thu hút các DN FDI chưa gắn với các ràng buộc về trách nhiệm phát triển hệ thống nhà cung ứng nội địa tại Việt Nam; chưa hình thành các đầu mối hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ sản xuất trực tiếp cho công nghệ hỗ trợ. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các DN trong nước và nước ngoài chưa nhiều. Sản phẩm công nghệ hỗ trợ chưa phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành cao.
Thúc đẩy phát triển công nghệ hỗ trợ
Theo ông Lê Tuấn Quốc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh BRVT, phát triển ngành công nghệ hỗ trợ là chìa khóa quan trọng để giảm nhập siêu nguyên phụ liệu. Giải pháp này đã được tỉnh triển khai 4 năm nay nhưng chưa có kết quả khả quan. Hiện các khu công nghiệp chuyên sâu dành riêng cho phát triển công nghệ hỗ trợ vẫn khó khăn trong việc thu hút đầu tư của các DN trong lĩnh vực này.
"Vì vậy, tỉnh đã quyết định tiếp tục chính sách thu hút đầu tư vào khu côngnghiệp chuyên sâu, đẩy mạnh tái cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng công nghệ hỗ trợ, chế biến chế tạo và giảm dần khai khoáng theo đúng định hướng, mục tiêu đã đề ra" - ông Quốc nói.
Gần đây, tỉnh đã thực thi nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và khuyến khích DN đầu tư phát triển công nghệ hỗ trợ. Tính đến nay, toàn tỉnh hiện có 85 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ hỗ trợ, giá trị sản xuất ước đạt 72.365 tỷ đồng, chiếm khoảng 24,08% giá trị sản xuất công nghiệp, không tính dầu thô và khí đốt. Các dự án tập trung vào nhóm ngành: Sản xuất khuôn mẫu gia công cơ khí, dệt may, da giày, sản phẩm hoá chất, sản phẩm nhựa, thiết bị điện…
Công nghệ hỗ trợ bước đầu đã hình thành mối liên kết sản xuất giữa các DN, tạo điều kiện cho DN tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Sản phẩm của các dự án này là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu dồi dào cho các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo hạ nguồn, nhờ đó sẽ tác động tích cực thu hút, thúc đẩy nhiều dự án sản xuất sản phẩm thuộc ngành công nghệ hỗ trợ đầu tư vào tỉnh trong tương lai. Đặc biệt là các dự án sử dụng nguyên liệu từ sản phẩm của Tổ hợp hóa dầu Long Sơn và Nhà máy sản xuất Polypropylene của Tập đoàn Hyosung.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.