Ba tuyến đường nghìn tỷ mới mở ở Hà Nội khiến giá đất tăng “chóng mặt”

Châu Dương Thứ ba, ngày 17/11/2020 13:28 PM (GMT+7)
Ba tuyến đường sau khi được sửa chữa, nâng cấp đã khiến giá đất ở đây tăng cao chóng mặt, từ 30 – 60% so với 3 năm về trước.
Bình luận 0

Vài năm trở lại đây, để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và thực hiện quá trình đô thị hóa, hệ thống đường sá ở Hà Nội được đầu tư nâng cấp với nhiều tuyến phố mới. Trong đó, có rất nhiều con đường có tổng kinh phí xây dựng lên tới hàng nghìn tỉ đồng.

Việc nhiều tuyến đường được thông xe, đi vào hoạt động đã giúp bộ mặt đô thị trở nên khang trang hiện đại. Những căn nhà, bất động sản khu vực này “ăn theo” hạ tầng giao thông cũng được khoác lên mình một lớp áo mới, nhờ vậy giá đất tăng cao chóng mặt và vẫn chưa có dấu hiện dừng lại ở thời điểm hiện tại.

Cụ thể, theo khảo sát của phóng viên, ba tuyến đường mới có giá đất thay đổi nhiều nhất trong ba năm qua phải kể đến: Đường Vành đai 2 (đoạn Ngã Tư Sở đến chân cầu Vĩnh Tuy); đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài và đường Phạm Văn Đồng.

Đường Vành đai 2

Tháng 4/2018, tuyến đường Vành đai 2 trên cao, đoạn từ Ngã Tư Sở đến chân cầu Vĩnh Tuy) được khởi công xây dựng với số vốn đầu tư 9.400 tỷ đồng. Dự án bao gồm cả tuyến đường bộ trên cao từ Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần dưới thấp từ Vĩnh Tuy – Ngã Tư Vọng.

img

Bộ mặt đô thị đường Trường Chinh khang trang, hiện đại hơn sau khi dự án Vành đai 2 hoàn thiện.

Ngay trong giai đoạn thi công giải phóng mặt bằng, hai bên đường Vành đai 2 đã mọc lên hàng loạt cao ốc chọc trời với hàng nghìn căn hộ đua nhau “đu bám” do sớm nhận thấy một tương lai rộng mở cho bất động sản khu vực này.

Theo khảo sát, trước khi thi công dự án, giá đất mặt đường ở đây dao động từ 120 – 200 triệu/m2; đất mặt ngõ khoảng 50 – 100 triệu/m2 tùy vị trí khác nhau. Nhưng từ năm 2018, bất động sản khu vực đường Vành đai 2 đã có dấu hiệu tăng “chóng mặt”, đến nay tăng khoảng 30 – 60%.

Trong đó, khu vực cao điểm nhất là đường Trường Chinh: Giá đất mặt đường khoảng 200 – 350 triệu/m2, sau đó đến khu vực Đại La – Minh Khai: Mặt đường từ 200 – 300 triệu; mặt ngõ đọc đường này cũng tăng nhẹ khoảng 10 – 15%.

img

Căn nhà ở mặt đường Đại La rộng 7.5m, mặt tiền 1m được định giá khoảng 3 tỷ đồng, theo mức giá bất động sản hiện tại.

Theo ông Bùi Phương Dực (79 tuổi) chủ nhân một căn nhà ở mặt đường Đại La, nhà ông trước đây có hình chữ L đảo ngược, diện tích khoảng 18m2, mặt đường 2m. Sau khi giải phóng mặt bằng diện tích còn 7,5 m2, mặt tiền chưa tới 1m. Tuy vậy, căn nhà hiện tại vẫn được định giá hơn 3 tỷ đồng.

Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài

Dự án đầu tư đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài có tổng chi phí lên tới 926 tỷ đồng, được chia làm 2 đoạn: Đoạn một từ đầu tuyến Dương Đình Nghệ giao với điểm cuối ở đường Cầu Giấy; đoạn 2 từ Bảo tàng Dân tộc học bắt qua khu đô thị Tây Hồ Tây, Ciputra đến khu đô thị Ngoại Giao Đoàn.

img

Đường Nguyễn Văn Huyên cũng là một trong những tuyến đường "đắt giá nhất hành tinh" ở Hà Nội

Kể từ khi được thông xe vào tháng 10/2019, giá đất thổ cư dọc tuyến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài vẫn đang tiếp tục tăng mạnh, tăng khoảng 50% so với trước đây. Khảo sát từ thị trường cho thấy, đoạn đầu Nguyễn Văn Huyên giáp với đường Cầu Giấy có giá bất động sản cao nhất, dao động từ 100 - 350 triệu đồng/m2. Giá đất mặt ngõ dao động từ 50 - 120 triệu đồng/m2, tăng khoảng 10% so với cuối năm 2019.

Trong khi đó, đoạn Nguyễn Văn Huyên giáp với đường Hoàng Quốc Việt kéo dài tới Xuân Đỉnh có mức giá “mềm” hơn, dao động trong từ 100 - 300 triệu đồng/m2, song tốc độ tăng giá lại rất mạnh lên tới 15 - 20% so với thời điểm cuối năm ngoái.

img

Sau khi thông xe vào tháng 10/2019, giá đất khu vực đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài tăng khoảng 50%

Nguyên nhân của hiện tượng giá đất tăng vọt ở khu vực này được cho là do đường Nguyễn Văn Huyên trải dài qua 3 quận, bao gồm Cầu Giấy, Tây Hồ và Bắc Từ Liêm. Trong đó, đoạn đầu thuộc quận Cầu Giấy là đất thổ cư có nhiều nhà dân, giá đất vốn dĩ đã cao từ trước.

Đường Phạm Văn Đồng (đường Vành đai 3)

Giống như Trường Chinh (thuộc đường Vành đai 2) bộ mặt đô thị ở Phạm Văn Đồng gần như được thay một lớp áo mới khi có sự xuất hiện của dự án Vành Đai 3 (đoạn Mai Dịch – Cầu Thăng Long).

Nếu như những năm 2010, giá đất mặt đường khu vực này chưa tới 100 triệu/m2, mặt ngõ khoảng 20 – 30 triệu/m2 thì đến năm 2016, thời điểm dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng bắt đầu thi công, giá đất ở đây đã tăng nhanh chóng, ảnh hưởng tích cực đến bất động sản khu vực phía Tây Bắc Hà Nội.

img

Giá đất mặt đường ở Phạm Văn Đồng dao động khoảng 200 triệu/m2

Hiện tại, giá đất mặt đường ở Phạm Văn Đồng dao động khoảng 200 triệu/m2. Tuy nhiên, khu vực này cũng là nơi sở hữu nhiều ngôi nhà có hình dạng méo mó hoặc siêu nhỏ do ảnh hưởng của quá trình giải phóng mặt bằng.

Căn nhà số 348 Phạm Văn Đồng thừa khoảng 2m2 đất. Diện tích này được chủ nhà dựng thành chuồng cọp, chiếm ½ mặt tiền nhà hàng xóm. Người hàng xóm từng ngỏ ý hỏi mua lại phần diện tích bị che khuất với giá khoảng 2 tỷ đồng nhưng bị từ chối.

Việc giá đất “ăn theo” hạ tầng giao thông là chuyện không mới. Tại nhiều nơi, sự tăng giá bất thường của giá đất không loại trừ có sự tham gia tích cực của các môi giới.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem