Bắc Kạn: Dân mất ăn mất ngủ tìm cách diệt sâu lạ "ăn" hết 300ha ngô

Chiến Hoàng Thứ năm, ngày 16/05/2019 14:31 PM (GMT+7)
Nông dân huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) hiện đang rất lo lắng khi gần 300ha ngô mùa bị “sâu lạ” gậy hại, trong khi thuốc diệt trừ không mấy hiệu quả.
Bình luận 0

“Sâu lạ” thực chất là sâu keo, xuất hiện, lan rộng gây hại rải rác trên diện tích hơn 287ha ngô mùa của bà con nông dân. Theo phản ánh của người dân, loại sâu hại trên cây ngô này đã có từ tháng 4. Tuy nhiên tại thời điểm đó, loài "sâu lạ" chưa phát triển rầm rộ và gây hại nặng như hiện nay.

img

Anh Nông Ngọc Mạnh bất lực trước sự tàn phá của giống sâu keo tại ruộng ngô của gia đình.

Thông tin với PV, anh Nông Ngọc Mạnh (thôn Bàn Duồm, xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn) cho biết, gia đình anh có trồng 5000m2 ngô, đang phát triển tốt chỉ sau vài hôm đã thấy đặc tràn sâu keo phá hoại. Hiện gia đình cũng đã dùng thuốc diệt trừ tuy nhiện mức độ gây hại của sâu vẫn còn rất cao.

Anh Mạnh cho biết thêm, hầu như các hộ trồng ngô trong thôn đều bị, hộ ông Nông Văn Tiệu bị hơn 3000m2, hộ ông Nông Ngọc Hùng bị kín 1500m2. "Bà con địa phương hiện đang hết sức lo lắng vì thuốc diệt trừ không hiệu quả," anh Mạnh nói. 

img

Sâu keo có sức ăn rất khỏe, đã xuất hiện ở đâu gần như tàn phá sạch nơi đó.

Loại sâu này có sức ăn rất khỏe, mức độ gây hại khó lường. Theo nhận định của cơ quan chuyên môn huyện Ngân Sơn, màu sắc cơ thể sâu keo thay đổi theo tuổi và điều kiện ngoại cảnh, có thể hơi xanh, nâu, xám hoặc pha trộn xám và đen; chúng thường phản ứng giả chết và cuộn tròn khi đụng vào.

img

Ngọn ngô thường bị loài sâu này cắn đứt trước khi chúng ăn khuyết các lá tiếp theo.

Sâu keo là loại sâu thường phá từ trong thân ra ngoài, phần ngọn cây ngô đa phần bị cắn đứt trước, sau chúng mới ăn khuyết dần các lá. Được biết, dù đã thực hiện nhiều biện pháp và chủ động phòng trừ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tuy nhiên một số loại thuốc bảo vệ thực vật chưa thực sự có hiệu quả với loại sâu này.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Kim Hiểu, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Ngân Sơn cho biết, hầu như tất cả các xã trong huyện đều đã bị sâu keo gây hại. Từ tháng 4 đã xuất hiện loại sâu này, lúc đầu mật độ ít, song do thời tiết bất lợi, sâu sinh trưởng và phát triển mạnh. Mật độ trung bình hiện khoảng 4 con/1m2, chỗ nhiều khoảng 15-20 con/m2, cá biệt có nơi mật độ lên đến 30 con/m2.

“Loại sâu này không có thuốc phòng và cũng không có thuốc trị, chúng tôi chỉ có thể khuyến cáo bà con tăng cường kiểm tra, chỗ nào xuất hiện bướm thì phun phòng. Còn với những sâu già, đã vào kén là hết, quan trọng phải phòng từ bướm”, ông Hiểu khẳng định.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem