Thực hiện Chỉ thị 14 của Tỉnh uỷ Bắc Kạn, hơn 4.000 hộ dân được thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Lam Chi Chủ nhật, ngày 20/12/2020 11:33 AM (GMT+7)
Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị 14-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn, toàn tỉnh đã có hơn 4.000 hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu nhờ các chương trình cho vay, ủy thác cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.
Bình luận 0

Sau 3 năm triển khai Chỉ thị số 14 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Bắc Kạn, cấp ủy, chính quyền các cấp đã nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội và góp phần phòng, chống, hạn chế hoạt động tín dụng đen tại địa phương.

Thực hiện Chỉ thị 14 của Tỉnh ủy Bắc Kạn, hơn 4000 hộ dân được thoát nghèo, vươn lên làm giàu - Ảnh 1.

Thực hiện Chỉ thị 14 của Tỉnh ủy Bắc Kạn, hơn 4000 hộ dân được thoát nghèo, vươn lên làm giàu - Ảnh 2.

Từ các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, đã có hơn 4000 hộ dân được thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.

Hàng năm, bên cạnh việc tranh thủ tối đa nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách từ Trung ương giao, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng, UBND tỉnh, Huyện ủy, Thành ủy chỉ đạo bố trí ngân sách để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Nguồn vốn cho vay được tăng lên hằng năm, tính đến ngày 31/8/2020, tổng nguồn vốn đạt 2.155 tỷ đồng, tăng 361 tỷ đồng so với cuối năm 2017, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,7%/năm. Trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách tại địa phương 27,3 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 1,27% tổng nguồn vốn), tăng 17 tỷ đồng so với cuối năm 2017.

Thực hiện Chỉ thị 14 của Tỉnh ủy Bắc Kạn, hơn 4000 hộ dân được thoát nghèo, vươn lên làm giàu - Ảnh 3.

Hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở.

Thực hiện Chỉ thị 14 của Tỉnh ủy Bắc Kạn, hơn 4000 hộ dân được thoát nghèo, vươn lên làm giàu - Ảnh 4.

Phát triển đàn bò trên thung lũng Lủng Cháng (xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể) từ nguồn vốn vay NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.

Nhằm giúp người vay sử dụng vốn hiệu quả, hàng năm, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp phối hợp với cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công tổ chức lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất kinh doanh…, tổ chức tham quan học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế VAC, VACR...

Các tổ chức Hội, đoàn thể đã nhận ủy thác cho 42.833 hộ gia đình vay vốn tín dụng chính sách, Kết quả, nhiều hộ tình nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo, nhiều hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu. Từ năm 2017 đến nay đã có trên 4.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát được nghèo bền vững góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo của địa phương.

Ngoài ra, Công an tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp cùng NHCSXH tỉnh xây dựng và thực hiện hiệu quả quy chế số 630/QĐ-CAT(PA04) ngày 15/5/2019 về quy chế quản lý, vận hành Hệ thống kết nối an ninh ngân hàng với cơ quan Công an.

Thực hiện Chỉ thị 14 của Tỉnh ủy Bắc Kạn, hơn 4000 hộ dân được thoát nghèo, vươn lên làm giàu - Ảnh 5.

Các đối tượng thụ hưởng đều sử dụng vốn vay hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng vốn vay của các đối tượng thụ hưởng: Số hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH là 43.216 hộ; số hộ vượt qua ngưỡng nghèo là 4.073 hộ; 139 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; hơn 3.600 lao động được tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm; số lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 882 lao động; hơn 19.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được xây dựng và 571 căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. 

Hoạt động nhận ủy thác từ NHCSXH cũng đã tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội tập hợp lực lượng, củng cố, nâng cao cả về số lượng, chất lượng phong trào hoạt động.

Trong giai đoạn 2018 - 8/2020, các tổ chức Hội, đoàn thể đã thực hiện nhận ủy thác với doanh số cho vay đạt 1.713 tỷ đồng, doanh số thu nợ 1.356 tỷ đồng (chiếm 99,5% doanh số cho vay). Tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội đến 31/8/2020 đạt 2.131 tỷ đồng (chiếm 99,2% tổng dư nợ) với 42.833 hộ vay tại 1.601 tổ tiết kiệm và vay vốn, tăng 346 tỷ đồng so với cuối năm 2017.

Thực hiện Chỉ thị 14 của Tỉnh ủy Bắc Kạn, hơn 4000 hộ dân được thoát nghèo, vươn lên làm giàu - Ảnh 6.

Thực hiện Chỉ thị 14 của Tỉnh ủy Bắc Kạn, hơn 4000 hộ dân được thoát nghèo, vươn lên làm giàu - Ảnh 7.

NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn góp phần tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho người dân từ các nguồn vốn chính sách.

Công tác phối hợp giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, chất lượng ủy thác ngày càng được nâng cao; công tác củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn được các cấp hội đặc biệt quan tâm là khâu then chốt để nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội.

Đến tháng 8/2020, tỉnh Bắc Kạn có 1.601 tổ tiết kiệm hoạt động có hiệu quả, trong đó tổ xếp loại tốt 1.272 tổ (79,5%); tổ xếp loại khá 256 tổ (16,0%); tổ trung bình 62 tổ (3,9%), tổ yếu kém 11 tổ (0,6%). Chất lượng tín dụng của các Hội đoàn thể nhận ủy thác: Nợ quá hạn và nợ khoanh 5,8 tỷ đồng, tỷ lệ 0,27%.

Thực hiện Chỉ thị số 14 về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh, hằng năm UBND các huyện thành phố, xây dựng dự toán ngân sách nhà nước đối với nguồn vốn từ ngân sách ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

8 tháng đầu năm 2020, tổng nguồn vốn đạt 2.155 tỷ đồng, tăng 361 tỷ đồng so với cuối năm 2017, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,7%/năm. Trong 3 năm qua, số vốn giải ngân cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt 1.721 tỷ đồng, với 43.216 hộ vay vốn; số vốn thu hồi đạt 1.364 tỷ đồng.

Hiệu quả phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội đến hết ngày 31/8/2020 đạt 2.131 tỷ đồng (chiếm 99,2% tổng dư nợ) với 1.601 tổ tiết kiệm và vay vốn, 43.083 hộ vay đang còn dư nợ, bình quân mỗi 1 tổ có 27 thành viên đang còn dư nợ; nợ quá hạn 4.250 triệu đồng, tỷ lệ 0,2%.

Thực hiện Chỉ thị 14 của Tỉnh ủy Bắc Kạn, hơn 4000 hộ dân được thoát nghèo, vươn lên làm giàu - Ảnh 8.

Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ luôn được NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn chú trọng.

Ông Hà Sỹ Côn, Giám đốc NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cho biết, qua 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 14 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn, đã làm thay đổi một cách sâu sắc nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc đẩy mạnh thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

"Các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội đã đưa nội dung hoạt động tín dụng chính sách xã hội vào chương trình, kế hoạch, hoạt động thường xuyên, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn; quan tâm bổ sung nguồn vốn ủy thác địa phương qua NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho NHCSXH hoạt động", Giám đốc NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cho biết thêm.

Thực hiện Chỉ thị 14 của Tỉnh ủy Bắc Kạn, hơn 4000 hộ dân được thoát nghèo, vươn lên làm giàu - Ảnh 9.

Trao quà học sinh có hoàn cảnh khó khăn, một hoạt động nhiều ý nghĩa của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.

Thực hiện Chỉ thị 14 của Tỉnh ủy Bắc Kạn, hơn 4000 hộ dân được thoát nghèo, vươn lên làm giàu - Ảnh 10.

Việc nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn trong nhiều năm qua thể hiện tính nhân văn sâu sắc.

Thông qua hoạt động tín dụng chính sách, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội; nguồn vốn tín dụng chính sách đã và đang phát huy hiệu quả, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có thêm nhiều cơ hội để tạo ra việc làm mới, ngành nghề mới, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tự vươn lên thoát nghèo.

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; được các tầng lớp nhân dân đón nhận và đồng tình ủng hộ; tín dụng chính sách đã trở thành một trong những trụ cột tích cực, quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội, phát triển kinh tế và hạn chế hoạt động tín dụng đen trên địa bàn", ông Côn nhận định.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem