Trung Quốc “chơi rắn”
Tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ
lâu đã trở thành mâu thuẫn khó hóa giải, gây nhiều hiềm khích giữa hai cường
quốc châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc.
ADIZ trùm lên cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Thehindu
Xung đột tiếp tục được đẩy lên cao trào vào ngày hôm qua,
23.11, khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố
thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông,
trùm lên cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo quy định, bắt đầu từ 10 giờ sáng 23.11.2013, tất cả máy
bay, vật thể qua lại vùng ADIZ đều phải thông báo trước kế hoạch với giới chức
Trung Quốc, phải gắn logo, cờ hiệu rõ ràng và nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn của
họ.
Trong trường hợp máy bay không thực hiện quy định, Trung
Quốc sẽ thẳng tay áp dụng “các biện pháp phòng thủ khẩn cấp”.
Thậm chí, các chuyên gia quốc phòng không loại trừ khả năng
Trung Quốc sẽ bắn hạ máy bay nếu xem nó là một mối đe dọa.
“Quân đội Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp phòng thủ
khẩn cấp để đáp trả những máy bay không hợp tác trong việc nhận dạng hoặc từ
chối tuân theo hướng dẫn”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông báo.
Nhật nổi giận, Mỹ “nóng
mặt” lây
Ngay sau thông báo của Bắc Kinh về ADIZ, Nhật Bản đã lập tức
thể hiện sự phẫn nộ khi cho rằng, đây là một động thái “rất nguy hiểm”.
Giám đốc Vụ châu Á và châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao
Nhật Bản Junichi Ihara đã gửi thông điệp phản đối với Đại sứ quán Trung Quốc
tại Tokyo, đồng thời khẳng định, hành động này của Bắc Kinh có thể làm gia tăng
căng thẳng nghiêm trọng giữa hai quốc gia.
Theo kế hoạch, ngày mai, 25.11, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật
Bản Akitaka Saiki sẽ triệu Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa tới để bày tỏ quan
điểm của Tokyo đối với vấn đề liên quan tới ADIZ.
Trong khi đó, với tư cách là một đồng minh, Mỹ cũng đã nhanh
chóng lên tiếng thể hiện lập trường đứng về phía Nhật Bản.
Theo đó, hôm 23.11, trong một Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã một mực chỉ
trích: “Hành động đơn phương này là một nỗ lực gây mất ổn định của Trung Quốc nhằm thay đổi
tình hình hiện tại trên biển Hoa Đông”.
Ông Kerry cho biết thêm, Washington đã kêu gọi Trung Quốc nên thận
trọng và kiềm chế để tránh làm gia tăng nguy cơ dẫn tới đụng độ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng khẳng định, quần
đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản căn cứ theo nội dung
hiệp ước an ninh đã ký giữa Washington và Tokyo.
>> CẬP NHẬT: Phản ứng của Hàn Quốc
Thu Thảo (Tổng hợp) (Thu Thảo (Tổng hợp))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.